Lễ hội Oóc Om Bóc hay Đua ghe Ngo (Umtuk) được bắt đầu từ ngày 26 đến ngày 02.11.2009 tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Các đội ghe tập trung dự lễ khai mạc
Đây là lễ hội lớn nhất của đồng bào dân tộc Khmer tại ĐBSCL, năm nay có liên hoan văn nghệ quần chúng và trình diễn thời trang phục 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Du khách được thưởng thức các tiết mục ca, múa, hát aday đối đáp, chom pây-chom riêng, độc tấu-hòa tấu nhạc cụ dân tộc Khơmer… Và Liên hoan ẩm thực 3 dân tộc.
Lễ khai mạc cuộc đua
Tại Hồ nước ngọt – lá phổi xanh của thành phố Sóc Trăng, người dân địa phương cùng các tỉnh bạn tham gia và xem thả đèn nước vào đêm ngày 01.11.2009, đây là một phong tục có từ lâu đời của đồng bào dân tộc Khmer tại ĐBSCL.
Các đội chờ đua
Trưa ngày 01.11.2009, là thời điểm mà người dân trong và ngoài tỉnh mong đợi nhất, các đội thi đã chuẩn bị sẵn sàng để vào cuộc đấu. Lễ hội Đua ghe Ngo được tổ chức tại vàm sông Sóc Trăng (còn gọi là sông Maspero). Các ghe đua được bắt cặp đua từng đôi.
Ðến đây, tấp nập hai bên bờ sông là ghe chở sư sãi, chở người xem, người trên bờ người dưới sông làm huyên náo cả một vùng. Đây cũng là cơ hội kiếm sống cho một số người dân địa phương.
Nón đủ màu sắc bán cho người xem
Nhiều hàng quán mọc lên
Mua bánh đi anh
Tất cả có 46 đội: 36 đội nam, 10 đội nữ, bao gồm 10 huyện, thành phố trong và ngoài tỉnh (TP) Sóc Trăng. Đặc biệt năm nay có sự góp mặt của các tỉnh mới tham gia là: Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau tham dự đã lọt vào vòng 16.
Ngày 01.11.09 ước tính có khoảng 100.000 lượt người xem.
Cổ động viên nhiệt tình
Hồi hộp
Có cả các vị sư
Từ người già đến trẻ em
Kết quả:
Giải đua Nữ: cự ly 600m ngày 01.11.2009
Giải nhất: Đờm Pô, xã Đại Ân 2, huyện Long Phú.
Giải nhì: Chùa Sà Lôn, H. Mỹ Xuyên
Giải ba: Chùa Sầm Rọng, P. 5, TP Sóc Trăng
Giải tư: Chùa Tư Pray, Thị Trấn Long Phú, H. Long Phú
Giải đua Nam với cự ly mới: 800m ngày 01.11.2009
Giải nhất: Chùa Kostomr, H. Cù Lao Dung
Giải nhì: Trà Quýt, H. Châu Thành
Giải ba: Pô Thi, xã Kế Thành, H. Kế Sách
Giải tư: Chùa Tà On
Ngày 02.11.09 ước tính có khoảng 8.000 đến 10.000 lượt người xem. Riêng tại khán đài A vừa mới được xây xong để phục vụ cho lễ hội, với sức chứa là 2000 chỗ ngồi dành cho đại biểu có vé mời. Khoảng hơn 2.000 lượt, còn lại là hai bên bờ sông Maspero.
Bên ngoài khán đài A
Ngày 02.11.2009 là ngày chung kết cuộc thi Đua ghe Ngo năm 2009. Với kết quả như sau:
Giải đua Nữ: cự ly 1000m ngày 02.11.2009
Giải nhất: Đờm Pô, xã Đại Ân 2, huyện Long Phú.
Giải nhì: Chùa Sà Lôn, H. Mỹ Xuyên
Giải ba: Chùa Tư Pray, Thị Trấn Long Phú, H. Long Phú
Giải tư: Chùa Sầm Rọng, P. 5, TP Sóc Trăng.
Giải đua Nam với cự ly mới: 1200m ngày 02.11.2009
Giải nhất: Chùa Kostomr, H. Cù Lao Dung
Giải nhì: Chùa Bốn Mặt, H. Châu Thành
Giải ba: Chùa Pâng Cro Chat, H. Long Phú
Giải tư: Rạch Giồng, TP Cà Mau.
Ngoài Hội chợ triển lãm thương mại – du lịch, tỉnh Sóc Trăng còn tổ chức nhiều hoạt động phục vụ đồng bào Khmer như: Triển lãm chuyên đề tranh ảnh nghệ thuật; hình ảnh về phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của đồng bào Khmer tại Bảo tàng tỉnh; triển lãm hình ảnh các dân tộc thiểu số Việt Nam và thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh tại công viên Giải phóng.
Năm 2010, TP Sóc Trăng vinh dự là tỉnh đăng cai tổ chức Festival Oóc-Om-Bóc tại Đại Hội TDTT ĐBSCL. Và mừng Đại lễ Nghìn năm Thăng Long – Hà Nội.
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.metinfo.vn/blog/?p=4557
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét