Xem đầy đủ bài viết tại http://www.metinfo.vn/blog/?p=4751
Số 1 về DU LICH - Tư vấn kinh nghiệm du lịch, ẩm thực, khách sạn, địa điểm ăn uống, đi chơi Phú Quốc, Nhật Bản, Đà Nẵng, Đà Lạt, địa điểm du lịch Thái Lan, Trung Quốc... Tại 1DuLich.Com
Xem đầy đủ bài viết tại http://nhombuiduong.blogspot.com/2009/11/ho-tri.html
Lần đầu tiên, ngày hội vinh danh hạt gạo và người nông dân – Festival Lúa gạo Việt Nam – đã diễn ra tại thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Hàng vạn lượt người dân Hậu Giang và các tỉnh lân cận đã tham quan và mua sắm trong ngày khai hội. Sự kiện này diễn ra từ ngày 28-11 đến hết ngày 1-12 với gần 20 hoạt động đa dạng; trong đó có nhiều hội nghị, hội thảo kêu gọi đầu tư, nâng chất lượng đời sống người trồng lúa cùng vị thế hạt gạo Việt Nam trên trường quốc tế.
Đường Trần Hưng Đạo chạy dài theo bờ kè kênh xáng Xà No tràn ngập người dân và du khách.
Mô hình lúa mùa và lúa nổi được Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn và Viện Lúa ĐBSCL phối hợp trưng bày tại festival. Cũng tại đây người xem được nhiều thông tin, hình ảnh về cây lúa, hạt gạo và đời sống người nông dân Việt Nam.,
Có 50 cơ quan tổ chức trong và ngoài nước (gồm 6 bộ ngành, 26 tỉnh thành phố, 9 cơ quan lãnh sự…) cùng hơn 300 đơn vị, tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia khoảng 700 gian hàng các loại.,
Một chiếc gàu xách nước kết bằng lá dừa của nông dân Vị Thủy (Hậu Giang).
Gần 100 món ăn từ lúa gạo và các sản vật ĐBSCL được 15 nhà hàng đến từ Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Tiền Giang, Trà Vinh phục vụ dọc theo bờ kè kênh xáng Xà No luôn thu hút du khách.,
Không phải là món lạ miệng nhưng nhóm bếp bánh xèo chảo cũng đã phải tất bật để đáp ứng nhanh cho thực khách tại festival.,
Trong khuôn khổ hoạt động ngày hội tại tỉnh Hậu Giang chiều 28-11, khách sạn năm sao Hậu Giang Diamond Plaza đã được khởi công trên diện tích khoảng 9.500 m2 với tổng vốn đầu tư khoảng 800 tỉ đồng, do Công ty cổ phần bất động sản AIC làm chủ đầu tư.,
Bài đăng lại có thêm ảnh
Đọc thêm: http://www.thesaigontimes.vn/tinanh/25886/
Tác giả: Dương Thế Lộc
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.metinfo.vn/blog/?p=4728
Click lên hình để đọc trọn bài
URL: http://www.thesaigontimes.vn/Home/vanhoadulich/dulich/25867/
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.metinfo.vn/blog/?p=4713
Click lên hình để đọc trọn bài
URL: http://www.thesaigontimes.vn/
Home/thoisu/doisong/25863/
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.metinfo.vn/blog/?p=4706
Click lên hình để đọc trọn bài
URL: http://www.baocantho.com.vn/
?mod=detnews&catid=223&id=47172
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.metinfo.vn/blog/?p=4704
Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4928651
Click lên hình để xem trọn bài
URL: http://www.baocantho.com.vn/?mod
=detnews&catid=55&id=46924
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.metinfo.vn/blog/?p=4700
Click lên hình để đọc trọn bài
URL: http://www.thesaigontimes.vn/Home/vanhoadulich/dulich/25673/
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.metinfo.vn/blog/?p=4691
Ngày 17/11/2009 tại khách sạn Cửu Long, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. Hiệp Hội Du Lịch Việt Nam phối hợp với Dự án ADB đã tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp Xúc Tiến, Quảng Bá du lịch khu vực tiểu vùng sông MêKông (Đồng Bằng Sông Cửu Long)”. Tại hội thảo có 5 bài tham luận được trình bày và nhiều ý kiến phát biểu. Sau đây là bài tham luận của Ông Trường Giang – Tổng thư ký Hiệp hội Du Lịch ĐBSCL (MDTA).
Nói đến du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trước nhất phải nhìn nhận sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước và sự mong muốn phát triển du lịch của người dân ĐBSCL. Ngày 20 tháng 01 năm 2003, Bộ chính trị ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về “phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng ĐBSCL thời kỳ 2001-2010”, trong đó xác định tầm quan trọng phải đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ du lịch ĐBSCL. Về mặt Nhà nước mới đây ngày 16 tháng 4 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 492/QĐ-TTg V/v phê duyệt đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, trong các mục tiêu cụ thể có nêu: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp- dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp, đến năm 2010 khu vực nông, lâm, thủy, hải sản chiếm 29,4% và giảm xuống 15% năm 2020; khu vực công nghiệp- xây dựng chiếm 28,7% năm 2010 và tăng lên 40% năm 2020; khu vực dịch vụ chiếm 41,9% năm 2010 và tăng lên 45% năm 2020”.
Tuy nhiên ngành du lịch ĐBSCL hiện nay vẫn là vùng trũng so với cả nước, vì sao? Có lẽ đây là câu hỏi trước tiên những người làm du lịch phải trả lời. Ta nhìn lại những yếu tố cơ bản để làm cơ sở đề ra giải pháp xúc tiến quảng bá du lịch, góp phần phát triển du lịch ĐBSCL.
ĐBSCL có diện tích 39.842km2 , dân số trên 17 triệu người. ĐBSCL có vị trí quan trọng là vùng trọng điểm phát triển nông nghiệp cả nước và là đồng bằng phì nhiêu nhất nước ta, đồng thời cũng là một trong những vùng đồng bằng châu thổ rộng, phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới. Đặc biệt nhất là vựa lúa, trái cây, tôm cá lớn, là nơi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, chế biến hàng nông sản thực phẩm xuất khẩu của cả nước; thương mại và dịch vụ du lịch miệt vườn đang có xu hướng phát triển trong các năm qua, hệ thống giao thông thủy bộ đang được xây dựng, cải tạo nâng cấp nối liền giữa các tỉnh đồng bằng với nhau, với Tp.HCM, trong cả nước và nước bạn Campuchia, đây là thế mạnh để giao lưu, phát triển kinh tế xã hội của vùng.
Về hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch ĐBSCL:
- Cơ sở lưu trú: Các cơ sở lưu trú phân bố không đồng đều, chỉ tập trung một số địa phương như: Kiên Giang có 439 cơ sở, Cần Thơ có 294 cơ sở. Riêng khách sạn chỉ tập trung một số địa phương như: Tp. Cần Thơ có 173 khách sạn, Kiên Giang có 130 khách sạn, Tiền Giang có 85 khách sạn, các địa phương khác không đáng kể. Số khách sạn được xếp hạng 3-4 sao chỉ chiếm khoảng 2% cơ sở lưu trú, 5% số phòng và 6% số giường so với tổng số. Nhìn chung quy mô nhỏ dịch vụ chất lượng chưa cao, chưa phong phú.
- Các cơ sở ăn uống: Đa dạng, phong phú, có nhà hàng Âu, Á riêng biệt, Café- shop, bar, tổ chức tiệc cưới, hội thảo, hội nghị… Tuy nhiên cần quan tâm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Các tiện nghi thể thao, vui chơi, giải trí: Còn hạn chế, hầu như chỉ có hoạt động Karaoke, massage, bơi lội và tennis.
- Các khu, điểm du lịch: Đang được các nhà đầu tư chú ý tiêu biểu như khu du lịch sinh thái Đất Mũi (Cà Mau), khu du lịch Biển Ba Động (Trà Vinh), khu du lịch Gáo Giồng (Đồng Tháp), khu du lịch văn hóa sinh thái Bảy Núi (An Giang), khu du lịch Mũi Nai, đảo Phú Quốc (Kiên Giang), cụm du lịch sinh thái Thới Sơn (Tiền Giang), khu du lịch sinh thái Cồn Phụng (Bến Tre) và làng du lịch Mỹ Khánh (Cần Thơ).
- Về tình hình khách du lịch: Các doanh nghiệp lữ hành hiện nay chủ yếu nối tour cho các doanh nghiệp lữ hành của Tp.HCM, Hà Nội. ĐBSCL mới có 18/629 doanh nghiệp lữ hành quốc tế của cả nước, chiếm khoảng 2,8%, lượng khách quốc tế chiếm khoảng 15% so cả nước, lượng khách quốc tế có xu hướng tăng nhưng ngày nghỉ còn ngắn, ngày lưu trú trung bình khoảng 1,5 ngày. Khách nội địa chỉ tập trung đến các trung tâm du lịch như: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.
Ngoài ra ĐBSCL còn các tiềm năng du lịch như:
- Tiềm năng du lịch thiên nhiên: Nằm ở vị trí hạ lưu sông Mekong, có hệ thống sông rạch chằng chịt, vườn cây ăn trái quanh năm, chợ nổi trên sông…Đảo Phú Quốc (Kiên Giang) với nhiều bãi biển đẹp, đang phát triển thành khu du lịch tầm cở khu vực và quốc tế.
- Các di tích văn hóa- lịch sử: Là nơi hội tụ, giao thoa của bốn dòng văn hóa của 4 dân tộc Việt- Hoa- Khmer- Chăm…
- Tiềm năng du lịch làng nghề: Những làng nghề gắn với nét văn hóa, cư dân ĐBSCL như: Rượu đế Gò đen (Long An), Xuân Thạnh (Trà Vinh), làng gốm đỏ, nhãn khô (Vĩnh Long), bánh phồng tôm Sa Đéc, nem Lai vung, làng hoa Tân Quy Đông, làng chiếu Định Ngân (Đồng Tháp), cá Ba sa Châu Đốc, đường Thốt nốt Tịnh Biên (An Giang), bánh pía, lạp xưởng (Sóc Trăng), làng nghề mỹ nghệ từ gáo dừa, võ dừa (Bến Tre)…
Để khơi dậy tiềm năng du lịch ĐBSCL trở thành hiện thực, căn cứ vào quan điểm chung của Nhà nước quy hoạch là:
- Phát triển du lịch vùng ĐBSCL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo trên cơ sở khai thác có hiệu quả những lợi thế vị trí tài nguyên của vùng. Đặc biệt du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch sông nước, miệt vườn…
- Phối hợp chặt giữa các địa phương trong vùng, tạo sự thống nhất trong hoạt động du lịch trên địa bàn.
- Gắn kết chặt chẽ với các tỉnh Đông Nam bộ, Tp.HCM – đóng vai trò điểm nối khách lớn nhất khu vực phía nam.
- Đẩy mạnh hội nhập phát triển du lịch trong tiểu vùng sông MeKong mở rộng, tuyến du lịch xuyên Á, các tour du lịch giữa Việt Nam với CampuChia, ThaiLan…
Về giải pháp phát triển du lịch ĐBSCL, tại nhiều cuộc hội thảo, các nhà khoa học, các nhà kinh tế, các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch đã đề cập khá nhiều các giải pháp như: Quy hoạch tổng thể, đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch, nguồn vốn đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực du lịch,…Tại cuộc hội thảo hôm nay với chủ đề: “Thực trạng và giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch khu vực tiểu vùng sông MeKong (Đồng bằng sông Cửu Long)” do Hiệp Hội Du Lịch Việt Nam phối hợp với dự án ADB tổ chức. Với tư cách là người hoạt động trong Hiệp Hội Du Lịch ĐBSCl, xin tham gia mấy suy nghĩ về giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch khu vực ĐBSCL như sau:
- Yêu cầu xúc tiến, quảng bá. Đưa thông tin về thực trạng, về sản phẩm du lịch, về tiềm năng thiên nhiên, đời sống văn hóa phong phú của cư dân ĐBSCL, về cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch chung của cả nước và ĐBSCL đến với du khách và nhà đầu tư trong, ngoài nước, nhằm tạo cho du khách, nhà đầu tư có được ấn tượng tốt đẹp với du lịch ĐBSCL.
- Nội dung xúc tiến, quảng bá. Cần xây dựng chương trình rõ ràng có trọng điểm, chia thành hai nội dung: Một là hệ thống các sản phẩm du lịch đặc thù của ĐBSCl: du lịch Mice tập trung ở các trung tâm như Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang; du lịch sông nước, miệt vườn, chợ nổi trên sông của Tiền Giang, Cần Thơ, Hậu Giang; du lịch sinh thái rừng ngập mặn, khu dự trữ sinh quyển thế giới của Cà Mau, Kiên Giang. Du lịch biển đảo của Hà tiên, Phú Quốc, Kiên Giang, biển Ba động Trà Vinh và di tích lịch sử, văn hóa miền Tây nam bộ… Hai là giới thiệu về hệ thống chính sách, cơ chế khuyến khích, thu hút đầu tư du lịch của Nhà nước đối với du lịch ĐBSCL. Nội dung này rất cần thiết cho khu vực trong giai đoạn đang phát triển.
- Hình thức phương pháp xúc tiến, quảng bá, tận dụng tốt nhất mọi hình thức như: trên mạng Internet, thiết kế trang web chính thức giới thiệu về du lịch ĐBSCL; trên phương tiện thông tin đại chúng, trên các kênh phát thanh, truyền hình, trên báo chí bằng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài, trên các ấn phẩm về du lịch, sổ tay hướng dẫn du lịch, bản đồ du lịch; tổ chức mời các đoàn Famtrip và Presstrip cho các hãng lữ hành và báo chí nước ngoài đến với ĐBSCL; tổ chức các sự kiện, các lễ hội du lịch, phát huy kết quả năm du lịch quốc gia Mekong-Cần Thơ 2008, tổ chức luân phiên tại các địa phương Festival du lịch ĐBSCL …
- Tổ chức thực hiện xúc tiến quảng bá, cần có sự phối hợp phân công giữa TW và địa phương, giữa cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp du lịch, các Hiệp hội du lịch.
Trước tiên Tổng cục Du lịch Việt Nam đóng vai trò quyết định chi phối, là cơ quan tham mưu đắc lực cho chính phủ, cho Bộ VH- TT & DL, trong chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch chung, kiến nghị Tổng cục Du lịch Việt Nam xây dựng một chương trình xúc tiến, quảng bá cho du lịch ĐBSCL nhằm thực hiện Quyết định số 492 của Thủ tướng chính phủ V/v phê duyệt đề án vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL.
Hiệp hội Du lịch Việt Nam là tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong đối nội, đối ngoại, là tổ chức có điều kiện thuận lợi xúc tiến quảng bá du lịch đến với các tổ chức, các Hiệp hội du lịch các nước trên thế giới. Trong chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch của Hiệp hội du lịch Việt Nam quan tâm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch ĐBSCL tiếp cận với các tổ chức doanh nghiệp du lịch các nước trong việc hợp tác hoạt động du lịch.
Các doanh nghiệp du lịch ĐBSCL cần xác định công tác xúc tiến, quảng bá là hết sức quan trọng trong hoạt động, cần dành một khoảng kinh phí thỏa đáng cho công tác xúc tiến, quảng bá, xây dựng cho được các chương trình quảng bá phong phú, đa dạng, kịp thời. Từ tháng 5/2009 Các doanh nghiệp du lịch ĐBSCL đã xây dựng được một tổ chức đại diện của mình đó là Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (MDTA). Trong thời gian tuy ngắn, Hiệp hội đã có những hoạt động tích cực, tạo được cơ sở vật chất ban đầu để thực hiện vai trò đầu mối trong hoạt động chung và hoạt động xúc tiến, quảng bá cho các doanh nghiệp du lịch ĐBSCL .
Chúng tôi tin tưởng rằng với sự quan tâm của Bộ VH-TT & DL, Tổng cục Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, du lịch ĐBSCL sẽ cất cánh tương xứng với vị trí tiềm năng của mình.
Cần Thơ, ngày 17 tháng 11 năm 2009.
Trường Giang
Tổng Thư ký Hiệp hội Du lịch ĐBSCL (www.mdta.vn)
Ảnh: Lê Thanh Quý
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.metinfo.vn/blog/?p=4675
Mấy năm trước, một tối đi chợ chiếu Ðịnh Yên (thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Ðồng Tháp) vì không có nhà trọ, chúng tôi đành qua phà Vàm Cống ghé Long Xuyên (An Giang) ngủ khách sạn. Buồn buồn, gọi điện và anh bạn tới đưa ra quán nhậu.
Ngồi trên bờ kè sông Long Xuyên, trong khi chờ món nhậu, quán đưa ra dĩa dưa màu vàng vàng để chúng tôi nhâm nhi với bia. Tôi tò mò bốc một miếng, cắn đôi, nhai, ái chà, vị mặn ngọt chua cay và giòn của nó “mê hoặc” ngay cái thần khẩu của tôi. Vậy là tôi cứ cắn nhai những miếng dưa ấy cùng với những hớp bia lạnh chân răng một cách thích thú.
Bạn tôi nói, “Ðây là ‘dưa xoài’, được làm từ những trái xoài non rụng. Ðồ bỏ nay đã thành đồ nhậu, 15 ngàn đồng một dĩa chỉ mấy miếng”…
Mới đây, khi dến cù lao Giêng (ấp Bình Quới, xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới), phóng xe trên những con đường nhựa, đường đất nhỏ hẹp, loanh quanh qua những khu vườn xoài, vườn cóc rợp xanh, thật thích. Thích nhất là lúc lúc lại bắt gặp cảnh những bà những cô hoặc các bé gái ngồi trong sân dưới bóng cây hoặc trong hàng ba nhà chăm chỉ với thau xoài thau cóc non. Họ đang làm dưa xoài, dưa cóc. Tìm hiểu mới biết cả ấp này có rất nhiều gia đình làm sản phẩm “ăn, nhậu” này. Thường, tại các cơ sở ấy, nhà cửa chật hẹp, bừa bộn, người làm hoặc nhân công dù có mang bao tay bằng bọc nylon nhưng vẫn mang dép, chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ðó là những cơ sở sản xuất gia công, làm “vệ tinh” cho cơ sở lớn. Nổi tiếng “đại gia” ở cù lao Giêng chỉ có hai nhà là gia đình ông Nguyễn Văn Liệt (Năm Liệt) và gia đình bà Bùi Thị Nỉ.
Trong hàng ba nhà bà Bùi Thị Nỉ (52 tuổi) chất nhiều những thùng xốp to chưa đậy nắp đựng đầy những dưa xoài dưa cóc với lớp đá cây dằn mặt. Ðây là sản phẩm đang chờ lái đến thu mua chở đi. Bà Nỉ cho biết để sản xuất dưa xoài, dưa cóc việc đầu tiên là thu mua xoài và cóc non.
Ðây là thứ trái rụng, trái “dạt” hoặc trái “lặt” khi chặt bỏ cành thừa nhằm giúp trái còn lại phát triển tốt hơn, dù “có ít mà hơn nhiều.” Thu mua trái xong, lái chở xoài hoặc cóc non (cỡ ngón chân cái hay ngón tay cái) đến giao. Cóc gọt bỏ vỏ, còn non, chưa có hột. Riêng xoài thì gọt bỏ vỏ, tách đôi hoặc tách tư, loại bỏ cùi non. Tất cả rửa sạch, ngâm muối rồi xả, sau đó ướp nước đường thắng cùng ớt đâm. Cho xoài hoặc cóc đã pha chế cùng nước muối vào bọc nylon, cột chặt miệng bằng dây thun, cho vô thùng xốp lớn, “dằn” đá cây. Hai mươi bốn giờ sau là đã có sản phẩm tung ra thị trường.
Bí quyết để có những miếng dưa xoài dưa cóc ngon là liều lượng ướp gia vị và độ giòn của miếng dưa. “Dưa chúng tôi giòn nhờ dằn nước đá, chớ không xài phèn chua như nhiều nơi khác làm ảnh hưởng không tới sức khỏe người tiêu dùng,” bà Nỉ khẳng định.
Lại nữa, dưa xoài dưa cóc của bà Nỉ làm trong vòng 24 giờ là “xuất xưởng,” rút ngắn thời gian rất nhiều so với cách làm trước kia của nhiều cơ sở khác phải mất đến cả tuần lễ. Sản phẩm của bà Nỉ để được nửa tháng trong điều kiện tự nhiên, nếu cho vào tủ lạnh thì hạn sử dụng đạt tới 30 ngày.
Cũng như các nơi khác, trước kia người ta chỉ sản xuất dưa xoài. Về sau, nhận thấy cóc non bị loại bỏ uổng phí, người ta đã đưa nó vào “danh mục” làm dưa.
Ðể có thể sản xuất mỗi ngày 100kg dưa xoài dưa cóc, bà Nỉ mướn khoảng 10 nhân công. Là mặt hàng bán rất chạy, dưa xoài dưa cóc làm ra bao nhiêu là lái tới lấy hết bấy nhiêu. Lái đua dưa xoài dưa cóc đi bán khắp nơi, đặc biệt là Sài Gòn. Tuy đồng lời ít ỏi nhưng bà Nỉ đã làm nghề này từ ba năm nay. “Kiếm sống qua ngày chớ không làm giàu làm có gì.”
Theo nhiều người, nghề làm dưa xoài dưa cóc đến với người dân cù lao Giêng hết sức bất ngờ: Vợ chồng ông Hoàng Liệt sống trên đất này, mỗi mùa ra bông đậu trái, xoài non rụng cộng với việc người ta lặt bỏ nhiều, phí uổng quá. Thấy tiếc, vợ chồng ông nghĩ phải làm chúng thành món gì đó để vừa có thứ ăn chơi vừa có thêm tiền. Vậy là họ lượm xoài non đem về nhà mày mò làm dưa. Thử tới thử lui nhiều lần, một hôm ăn thấy “được”, vợ chồng ông bèn hớn hở mời bạn bè tới nhà nhậu nhằm đánh giá chất lượng. Anh em tới nhà thấy chỉ có mấy dĩa dưa xoài quá đạm bạc, “dội”. Nhưng nể bạn, đành ngồi vào mâm, không ngờ, càng “đưa cay” càng “bắt”. Vậy là mấy dĩa dưa xoài hết sạch. “Ðược nước”, vợ chồng ông đưa dưa xoài ra chợ bán, càng ngày càng được thị trường ưa chuộng. Và, sản phẩm này đã có mặt ở nhiều siêu thị khu vực miền Nam.
Tại các siêu thị, dưa xoài, dưa cóc bán giá khá cao, khoảng vài chục ngàn đồng một bịch chừng 500gr.
Vào siêu thị là bước tiến lớn của dưa xoài dưa cóc, vì đã đạt được chế độ an toàn vệ sinh thực phẩm tương đối. Tuy nhiên, dưa xoài dưa cóc còn phải phấn đấu nhiều hơn nhằm mở rộng thị trường, nhất là xuất đi nước ngoài. Muốn được vậy, dưa xoài dưa cóc phải sản xuất theo hệ thống dây chuyền, nơi làm việc vô trùng, sản phẩm đóng gói trong bao bì đẹp, có hạn dùng hẳn hoi.
Từ vợ chồng ông Hoàng Liệt, xoài và cóc non, “đồ bỏ” thành “đồ ngon”, ăn chơi đã thích, nhậu càng khoái hung, đã giúp các bà các cô các em có đồng ra đồng vào trong khi rảnh rỗi, thành một “làng nghề” rộn rịp quanh năm, vì xoài và cóc ngày nay đã được nhà vườn cho ra bông kết trái luân phiên suốt bốn mùa.
Bài và ảnh: Cát Tường (NV)
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.metinfo.vn/blog/?p=4670
Công ty Du lịch Thương mại Kiên Giang – KTC là doanh nghiệp xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 3 cả nước. Cùng với thành viên của mình là Công ty cổ phần Nông lâm sản kiên Giang – Kigifac chọn Metinfo là người dàn dựng gian trưng bày trong Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ nhất diễn ra tại Vị Thanh (Hậu Giang) từ ngày 28.11.2009 đến ngày 02.12.2009.
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.metinfo.vn/blog/?p=4662
Nhà báo Dương Nhật Chánh, trước làm tại Báo Cần Thơ, sau chuyển về báo Sài Gòn Giải Phóng (văn phòng Cần Thơ) đã từ trần hôm nay (19.11.2009) do bệnh hiểm nghèo. Bài viết chia tay dưới đây của Gió Vàng.
Tiễn mày – thằng bạn… Cù Lần !
Mày đi thật nhanh. Hôm qua, cả đám chiến hữu ngồi lai rai ở Phương Uyên điện thoại bảo mày mau hết bệnh – nói như Đức Khánh để về làm cỏ vườn cho vợ. Chủ Nhật rồi ghé thăm, mày vẫn gắng cười, dù đã 10 ngày ngủ ngồi ở Ung Bướu. Cái bệnh cay nghiệt vậy mà cũng có người bệnh “giành” nằm chung giường với mày ở Sài Thành. Chín Đồng gởi mày 1 triệu, Làng Báo Trần Văn Hoài buồn rười rượi “công – xi” gần 20 triệu đồng để “tiếp sức” mày vượt qua bệnh tật. Sáng nay, cả đám chiến hữu Báo Hậu Giang “lui cui công – xi” để “tiếp sức”… Thế mà mày lại “lừa thiên hạ” ra đi. Phải chăng vì chê tiền – vì sợ làm bận lòng chiến hữu như mấy ngày trước mày nói! Chiều qua, một nhà báo ở Sài Gòn lang thang xuống Cần Thơ không quen biết cũng “công – xi” vì mày. Tiền không phải tất cả nhưng cái cách mọi người “công – xi” tiền sao mà đẹp như cách sống hoà đồng và không tí tỵ hiềm làm mích lòng ai của mày.
Ngót 20 năm biết mày. Chỉ đôi lần gặp trên giảng đường, rồi duyên nợ đồng hành “múa bút” cùng hai báo ngót hơn 10 năm để kiếm cơm. Mày học Sử viết lách cũng chỉ hàng “tép rêu”, chẳng lưu danh “biên niên sử” nào: Cây lúa – con cá, cây mía – con tôm cứ nhảy trên trang viết chân chất như cách sống của mày.
Người thân sẽ chọn một miếng đất cỏn con: Cái Tắc – Cần Thơ hay Cai Lạy – Tiền Giang để làm ngôi nhà cho mày dìa!? Rồi đây, những chiều đám nhà báo ngồi lai rai ở Phương Uyên hay 1 góc nào đó – khi leng keng cụng ly sẽ nhớ tiếng “công xi”; những thằng nghiện bi – a ở Trần Văn Hoài cũng sẽ nhớ đường cơ cần cù đến đổi rất cù lần của mày!
Mày ra đi vẫn lỗi hẹn với vài người. Tháng trước mày bảo: anh Hai Sony bị tai nạn gãy giò – ảnh là trụ cột gia đình… anh em “công – xi” ít tiền đi thăm, động viên. Rồi mày bảo, chú Hai bệnh mà nhắc máy thằng, mấy đứa cháu làm báo… hôm nào rảnh đi thăm. Mày cứ bảo hôm nào “rảnh”… Làm như cuộc đời này thời gian bận rộn và hạn hẹp với mày lắm vậy! Thật buồn, khi chiếu ngược thời gian, người ta “soi” người nằm xuống thường phát hiện ra “dự cảm” về chuyến hàng hương cuối cùng. Phải chăng mày cũng đã dự cảm!
Thùng bia Heineken mày để dành hồi Tết vẫn còn trong tủ văn phòng. Chắc chẳng ai uống vì nó sẽ đắng lắm. Bổng nhớ hai tiếng “công – xi”, thèm một lần chạm ly “leng keng” rất đổi đời thường với mày ở Phương Uyên. Chánh! Mày đi thật gọn – không “cù cưa” hành ai và rất đổi cù lần như cách mày sống!
Gió Vàng
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.metinfo.vn/blog/?p=4654
Click lên hình để đọc trọn bài
URL: http://www.thanhnien.com.vn/News/
Pages/200947/20091117234436.aspx
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.metinfo.vn/blog/?p=4652
Clich lên hình để đọc trọn bài
URL: http://www.thanhnien.com.vn/News/
Pages/200946/20091115003026.aspx
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.metinfo.vn/blog/?p=4628
Sở VHTT&DL TP Đà Nẵng và Sở VHTT&DL tỉnh An Giang chọn Metinfo là nhà dàn dựng gian trưng bày tại liên hoan “Những ngày Văn hóa Du lịch Mêkong – Nhật Bản” diễn ra tại Cần Thơ.
Thành phố biển miền Trung mang lời mời dự “Huyền Thoại sông Hàn”, sự kiện pháo hoa lớn nhất nước đã trở thành truyền thống và là sản phẩm du lịch đặc sắc của Đà Nẵng.
An Giang, nơi có rừng Trà Sư nguyên sinh, có vùng đất hàng năm chìm dưới mùa nước nổi đến Cần Thơ phô bày không gian du lịch sinh thái ấn tượng mang dấu ấn của xứ miệt đồng còn nguyên sơ.
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.metinfo.vn/blog/?p=4615