Gần đến ngày viếng bà chúa xứ núi Sam, một trong những lễ hội lớn được công nhận lễ hội văn hóa cấp quốc gia. Có đến đây, du khách mới có thể cảm nhận được sự tâm linh của đông đảo người dân dành cho bà chúa xứ núi Sam là như thế nào…
Tháng giêng, nhiều người thường hành hương về Châu Đốc (An Giang), viếng miếu Bà Chúa Xứ để cầu an, xin lộc đầu năm.
Tọa lạc dưới chân núi Sam ở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, miếu Bà Chúa Xứ từ lâu đã là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng miền Tây, mỗi năm đón khoảng 2 triệu lượt khách hành hương. Thời điểm đông người viếng nhất là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Đặc biệt trong tháng giêng, chùa lúc nào cũng tấp nập khách thập phương
Hỏi kỹ giá trước khi mua
Để phục vụ nhu cầu người hành hương, xung quanh chùa có rất nhiều dịch vụ như bán đồ cúng, cho thuê heo quay, thả chim phóng sinh, xem quẻ đầu năm… Để không bị “cháy túi” khi đến miếu Bà Chúa Xứ, bạn nên lưu ý những điều sau.
Dọc đường đi có các trạm dừng, bạn có thể mua hoa, trái cây tại đây, hoặc mua tại các điểm gần phà. Giá ở những nơi này sẽ rẻ hơn giá ở chùa.
Nếu không mua trên đường đi thì nên vào các cửa hàng lớn xung quanh chùa và hỏi kỹ giá cả trước khi mua. Không nên mua nhang đèn từ những người bán lẻ đi theo mời mọc vì ngoài giá đắt hơn. Sau khi mua bạn còn phải tiếp tục “chịu đựng” những người đi theo chèo kéo mua vé số, xin tiền, gửi lộc…
Mua trái cây ở trạm dừng sẽ rẻ hơn mua tại chùa. |
Không mua, thuê heo quay tại chùa
Xung quanh chùa có rất nhiều điểm bán hoặc cho thuê heo quay. Giá heo quay ở những nơi này sẽ đắt hơn khoảng 50.000 đồng/kg, chưa kể heo để lâu, hoặc có khi là heo tái sử dụng vì trước đó đã có người đem vào cúng. Nếu bạn không thể mang heo quay từ nhà thì tốt nhất là không mua hoặc thuê heo quay tại chùa.
Không nhận lộc, thả chim phóng sinh
Khi đến chùa, sau khi mua trái cây, nhang đèn cúng, bạn nên vào thẳng chùa, không nhận bất cứ lộc nào của người khác dúi vào tay, vì sẽ phải trả rất nhiều tiền.
Sau khi thắp hương, cũng không nên thả chim phóng sinh vì cho dù đã thỏa thuận trước giá cả, khi người bán thả chim ra, bạn vẫn sẽ bị đếm số lượng chim phóng sinh và tính tiền tăng đến chóng mặt.
Đã có nhiều trường hợp cự cãi, xô xát giữa khách hành hương và người bán, nên lời khuyên cho bạn là đừng quan tâm đến dịch vụ này dù có được chào mời nhiệt tình.
Giữ chặt ví tiền
Tháng giêng, miếu Bà Chúa Xứ lúc nào cũng đông khách hành hương. Khi vào khu vực chính điện của miếu, bạn phải hết sức cẩn thận với ví tiền của mình. Khi đi chùa, không nên mang theo nhiều tiền mặt, nếu để trong túi xách thì phải cài chặt và quay túi xách ra phía trước để tránh bị mất cắp.
Tham quan quần thể di tích núi Sam
Bên cạnh miếu Bà Chúa Xứ, quần thể núi Sam còn có chùa cổ Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang và nhiều chùa, miếu trên núi. Đây đều là những điểm tham quan nổi tiếng ở Châu Đốc nên sau khi viếng chùa Bà.
Chùa Tây An. |
Nếu đi 2 ngày, bạn nên ghé Tịnh Biên. Từ Châu Đốc đi thêm khoảng 30 km là đến núi Cấm (Tịnh Biên) trong huyền thoại “Thất Sơn” ở An Giang, nơi có tượng Phật Di Lặc lớn nhất châu Á. Đây là điểm hành hương nổi tiếng ở Tịnh Biên, vào tháng giêng rất đông khách đến viếng.
Mua đặc sản ở chợ Châu Đốc
Nếu muốn mua đặc sản về làm quà, bạn có thể ghé chợ Châu Đốc, cách miếu Bà Chúa Xứ khoảng 5 km. Chợ bán nhiều nhất là mắm, khô (chiếm gần phân nửa khu vực chợ), với rất nhiều loại. Những thương hiệu mắm nổi tiếng tại đây là Bà Giáo Khỏe, Tư Ấu, Út Cảnh…
Ngoài mắm, Châu Đốc còn nổi tiếng với thốt nốt. Trái thốt nốt ăn rất mát, nếu mua về thì bạn có thể kêu người bán bổ ra, cho vào hộp. Bên cạnh trái tươi, còn có đường, mứt thốt nốt, bánh bò thốt nốt…
Lá sầu đâu. |
Tháng giêng dạo chợ Châu Đốc bạn còn bắt gặp lá sầu đâu, cũng là một đặc sản của vùng An Giang. Lá này có vị đắng, hơi khó ăn nhưng nếu trộn gỏi với khô cá sặc, xoài xanh thì đặc biệt ngon
Tuy nhiên, khi đến những ngày này một điều quan tâm nhất của ban quản lý chùa bà cũng như chính quyền sở tại là nạn lọc lừa, dụ, gạt và rồi móc túi du khách diễn ra nhan nhản. Sau đây một vài lưu ý được Cổng thông tin sổ tay du lịch và khám phá tổng hợp từ độc giả gởi về, mong các bạn có một mùa viếng chùa khỏe và trọn vẹn.
- Lễ vật: Lễ vật cúng bà được đông đảo người đi hành hương là heo quay, từ đó xảy ra dịch vụ cho thuê heo quay mướn. Du khách đến đây, có thể thuê heo quay được tính bằng Kg, sau khi cúng vái xong thì chú heo quay ấy sẽ trở về vòng quay cho thuê người tiếp theo…liệu như thế bạn chứng tỏ lòng thành của mình hay chỉ là góp phần cho nạn cò heo quay lộng hành??
– Giá cả: Trả giá là điều cần phải làm khi đến Châu Đốc nhất là nhà nghỉ, lễ vật…vào những ngày đỉnh điểm của lễ hội nếu không bạn sẽ là người bị hại nhiều nhất.
– Ăn xin: Tình trạng ăn xin diễn ra rầm rộ khi ngày lễ diễn ra, đừng nên cho tiền ăn xin vào ngày này nếu như bạn muốn bị hàng chục người ăn xin khác vây bạn như thể bạn là một “ngôi sao”. Mặc khác, tình trạng giả bệnh, giả cụt chân, tay…được biến hóa một cách rất tài tình…lợi dụng tình trạng này mà móc túi, giật đồ diễn ra mà bạn không hay biết.
– Lộc “trời cho”: Bạn đang thẩn thần thành tâm viếng chùa, bỗng một người lạ đến đưa bạn một túi nhỏ trong đó đủ thứ những vật cúng hoặc một tờ giấy 500 đồng được xếp theo đủ kiểu dúi vào tay, túi áo…cho bạn, ngay lập tức hãy trả lại hoặc bỏ mà đi vào chùa nếu như bạn không muốn bị dính vào cảnh người dúi túi lộc đó cho bạn đi theo xin tiền “trả lễ”. Tuy là nói tùy hỷ, nhưng nếu bạn trả lộc ít thì bạn sẽ nhận ngay những lời lẽ thô tục dần dập vào bạn.
– Chen lấn: Không thể tránh khỏi khi mà hàng trăm ngàn người đổ về chùa bà cùng lúc. Đây là cơ hội của bọn móc túi rinh tiền, điện thoại, nữ trang của bạn, do đó khi đã viếng bà những ngày này tuyệt đối không nên mang nữ trang trên người, điện thoại và ví tiền nên bỏ vào tùi quần có dây kéo cẩn thận và khó luồng tay vào được.***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét