Đó là nơi biển hát tình ca, đá khoe dáng, trùng dương phơi sắc, ngàn mây lả lơi bên bờ cát vàng mênh mang. Đến nơi này, người thứ lữ sẽ chìm trong không gian khoáng đãng với bức tranh thiên nhiên toàn mỹ tựa cõi bồng lai chốn hồng trần.
< Sóng biển vổ dập dềnh vào những tảng đá ở Bãi đá Ông Địa.
< Một đoạn đê biển giữ cát.
Dưới chân ngọn núi Rạng nhấp nhô như những triền sóng, hàng trăm và cũng có thể hàng ngàn năm qua, những con sóng bạc đầu cứ lặng lẽ vỗ vào bãi tung bọt trắng xoá càng khiến bức tranh toàn cảnh thêm phần liêu trai.
Dulichgo
Đã bao đời qua, tiếng gió vi vu, tiếng sóng rì rầm như muốn nối dài câu chuyện huyền tích của một địa danh cũng như tô đậm sự kiến tạo, đẽo gọt hình hài cho ngàn vạn khối đá không ngừng nghỉ của bà mẹ tạo hoá.
Dưới gốc phi lao cổ thụ nhoài mình về phía biển, cụ Năm Gánh, cư dân cố cụ trong vùng, cho biết căn nguyên của tên gọi bãi đá Ông Địa bắt nguồn từ việc hàng trăm năm trước, ngư dân trong vùng phát hiện tảng đá có hình thù rất giống Ông Địa, cũng từ đó bãi bờ hao hao chết tên “bãi Ông Địa” đến bây giờ.
Tiếng là bãi Ông Địa nhưng kỳ thực đá ở đây muôn hình vạn trạng, đủ sắc màu, hình dáng nên khách du lịch gần xa rất thích đến chụp hình, ngoạn cảnh .
Từ trên đồi cao nhìn xuống, bãi đá Ông Địa trông tựa mê trận thạch đồ. Đá xám, biển xanh, cát vàng... hoà quyện với nhau tạo thành bức tranh thiên nhiên đa sắc quyến rũ đến lạ. Rảo bước dưới làn nước mát lạnh, trong vắt, cảm giác thật vi diệu khi được ngắm những ghềnh đá, khối đá có dáng như đàn thuỷ quái khổng lồ, lúc tựa hòn vọng phu, phụ tử...
Dulichgo
Sóng gió cùng nắng mưa khéo đẽo gọt nhiều khối đá vô tri vô giác như có sức sống, linh hồn. Tiếp tục dấn bước sẽ thấy có khối đá ở bãi Ông Địa có dáng thế rồng bay phượng múa, khối tựa chiến thuyền chở muôn vạn hùng binh. Lúc này những cơn gió tinh nghịch luồn qua các khe đá phát ra âm thanh vi vu, du dương tựa tiếng sáo thiên thai...
< Lướt sóng tại bãi đá Ông Địa.
Người dân vùng biển Hàm Tiến kể rằng bãi Ông Địa rất thiêng. Trước khi dong thuyền ra khơi đánh bắt, ngư dân thường ghé bãi khấn cầu Ông Địa cho được may mắn với tay lưới trĩu nặng.
Các bà, các chị hàng cá khi gánh hàng ra chợ cũng hay van vái bán nhanh được giá... và những ai có lòng thành đều được ý toại. Không chỉ hàm chứa tín ngưỡng dân gian, bãi Ông Địa còn ru hồn người bởi khung cảnh bình yên của hàng trăm chiếc thuyền thúng nằm e ấp bên sóng bên đá.
Cùng đó là những mẻ lưới ăm ắp cá tôm của ngư dân sau đêm trường gắn mình với biển. Còn gì bằng khi được ngồi cùng những đứa con của biển trên những chiếc bàn đá thênh thang thưởng thức các món hải đặc sản nức tiếng ở vùng như cá kè, cá bò hòm, cá ông binh... được nướng lửa hồng thơm ngậy, nhất là khi được các lão ngư khoản đãi những chuyện biển dã kỳ thú...
Dulichgo
Không có cảnh xô bồ, chặt chém. Cũng chẳng có nạn ô nhiễm, mất vệ sinh hay toan tính thiệt hơn. Bãi Ông Địa với những cư dân địa phương chân chất, hào sảng quả là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai khát khao được đắm mình trong tình đất, tình người nơi đầu sóng ngọn gió.
Theo Dulich.Binhthuan
Du lịch, GO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét