Thứ Tư, 2 tháng 6, 2010

Du lịch Trung Quốc (13): Nước Trung Hoa vĩ đại

Đang chuẩn bị du lịch Trung Quốc, lên Internet tìm tài liệu đọc về nước này, thấy bài này đáng chú ý, xin chép lại để mai mốt đọc lại kỹ hơn.



"Nguyễn Thanh Giang



Với 9,6 triệu kilomet vuông, diện tích Trung Quốc bằng cả châu Âu gồm 34 nước cộng lại. Từ tây sang đông, chiều ngang lãnh thổ xấp xỉ 5.200 km. Chiều dài bờ biển là 18.000 km, chiều dài biên giới trên lục địa là 17.000 km, giáp giới các nước: Bắc Triều Tiên, Mông Cổ, Nga, Kazakstan, Kyrgyzstan, Tadzikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Sikkim, Bhutan, Nepal, Myanmar, Lào, Việt Nam.



Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới và tỷ lệ tăng dân số cũng vào loại cao nhất thế giới. Năm 1949 toàn quốc có hơn 541 triệu, năm 1969 lên đến 806 triệu, năm 1979 gần một tỷ… và nay đã khoảng một tỷ rưỡi.



Từ tây sang đông có nhiều dãy núi cao trên dưới 4.000m: Altai, Thiên Sơn, Côn Luân, Karakoram, Hy Mã Lạp Sơn, Tần Lĩnh… Núi Qomolangma thuộc Hy Mã Lạp Sơn nằm ở biên giới Trung Quốc và Nepal cao nhất thế giới với 8.848 met.



Nhiều sông dài tựa “từ trên trời xuống” như: Trường Giang dài 6.300 km, chảy qua Thanh Hải, Tây Tạng, Vân Nam, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, An Huy, Giang Tô, Thượng Hải. Hoàng Hà dài 5.464 km, chảy qua Thanh Hải, Tứ Xuyên, Cam Túc, Ninh Hạ, Nội Mông, Sơn Tây, Thiểm Tây, Hà Nam, Sơn Tây. Hắc Long Giang (Amur) dài 3.420 km, Chu Giang dài 2.197 km…



Ngoài hệ thống ngoại thuỷ thông ra Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, hệ thống sông nội thuỷ của Trung Quốc hoặc mất hút trong hoang mạc, hoặc đổ vào các hồ nội địa. Hai hồ lớn nhất là: Động Đình rộng 2.820 km2 ở Hồ Nam và Thái Hồ rộng 2.425 km2 ở Giang Tô.



Trong lịch sử nền văn minh hơn 4.000 năm, Trung Quốc đã có những điểm son sáng chói với phát minh về giấy do Thái Luân, đầu thế kỷ thời Đông Hán; phát minh kỹ thuật in chữ do Tất Thắng (1012–1068); ngoài ra còn có các phát minh ra địa bàn, thuốc súng…



Trước công nguyên, Trung Quốc từng rạng danh với nhiều nhà tư tưởng lớn: Khổng Tử (551–479), Mặc Tử (468–376), Mạnh Tử (372–289), Trang Tử (369–286), Tuân Tử (298–238), Hàn Phi (280–233)…



Tuy nhiên, lịch sử Trung Quốc cũng được hình dung qua vô vàn cuộc chiến đẫm máu trong Xuân Thu chiến quốc, Tam Quốc diễn nghĩa, Đông Chu liệt quốc… Từ cuối đời Mãn Thanh (1644–1911) cho đến đầu thời kỳ Dân Quốc (1911-1949), xã hội Trung Quốc càng rơi vào rối loạn thảm thương. Do nóng lòng sử dụng biện pháp cực mạnh để ổn định và chấn hưng Trung Quốc, người ta đã du nhập chủ nghĩa Marx-Lenin và tiến hành cách mạng vô sản với chủ trương “chính quyền từ họng súng”, Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949.



Trong dân gian vẫn còn truyền tụng tên nhiều vị vua nhân đức: thời cổ có vua Nghiêu, vua Thuấn; triều nhà Chu có vua Vũ; triều nhà Hán có hoàng đế Văn và hoàng đế Cảnh; triều nhà Đường có Đường Thái Tông; triều Thanh có hoàng đế Khang Hy và hoàng đế Càn Long, tuy nhiên, lịch sử Trung Quốc cũng từng nổi danh nhiều bạo chúa.



Tần Thuỷ Hoàng đã bắt hơn 2 triệu người làm nô lệ (thời ấy, dân số Trung Quốc mới chừng 10 triệu). Rồi đốt sách, rồi tàn diệt nho sĩ. Vậy mà, thực hiện chuyên chính vô sản, Mao Trạch Đông còn ghê gớm hơn khi tuyên bố: “Tần Thuỷ Hoàng đáng kể gì. Ông ta chỉ giết có 460 nho sĩ, còn chúng ta thì thủ tiêu đến 46.000 tên trí thức. Có người cho chúng ta là kẻ độc tài thống trị, giống như Tần Thuỷ Hoàng. Chúng ta thừa nhận tất cả. Nó phù hợp với thực tế. Tiếc thay họ nói vẫn chưa đủ, chúng ta cần phải gia tăng để bổ sung”.



Rồi thảm hoạ mười năm Đại Cách mạng Văn hoá (bắt đầu ngày 16 tháng 5 năm 1966 và kéo dài đến 1976) với khoảng 7,73 triệu người bị diệt dưới nhiều hình thức. Rồi chết vì đói kém đi liền với chết vì lý do chính trị. Nạn đói khủng khiếp xẩy ra ngay sau chiến dịch Đại Nhẩy Vọt làm cho số người chết vì lý do không chính đáng cộng với số lượng trẻ em sơ sinh bị giảm đi từ năm 1959 đến năm 1961 được ước tính là khoảng 40 triệu..." (Nguồn: http://www.ktdoingoai.com/diendan/showthread.php?t=814 )




Mời đọc thêm:



Du lịch Trung Quốc (12): Thăm viếng Tam Hiệp (Three Gorges)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12104372



Du lịch Trung Quốc (11): Thăm viếng Nhạc Dương (Yueyang)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12080182



Du lịch Trung Quốc (10): Du thuyền trên sông Dương Tử

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12062452



Du lịch Trung Quốc (9): Vũ Hán

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12034322



Du lịch Trung Quốc (8): Bến Thượng Hải

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12023472



Du lịch Trung Quốc (7): Phố cổ Thượng Hải

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12014272



Du lịch Trung Quốc (6): Tháp truyền hình Minh Châu Phương Đông (Thượng Hải)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11993852



Du lịch Trung Quốc (5): Dự Viên (Thượng Hải)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11991692



Du lịch Trung Quốc (4): Thập Tam Lăng (Beijing)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11978772



Du lịch Trung Quốc (3): Di Hòa Viên (Beijing)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11956252



Du lịch Trung Quốc (2): Vạn Lý Trường Thành (Beijing)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11903812



Du lịch Trung Quốc (1): Bắc Kinh (Beijing)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/du-lich-trung-quoc-1-bac-kinh-beijing



Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12141912

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến