Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Chuyện nghe kể ở đâu đó.

Câu chuyện là có hai vợ chồng nọ suốt ngày cãi nhau. Họ cãi nhau nhiều đến mức cả hai trở nên quá mệt mỏi và đi đến quyết định li hôn. Vì quá yêu, nên trước khi nói lời tạm biệt, họ muốn cho nhau một cơ hội cuối cùng. Mỗi người sẽ viết những lí do mà mình yêu mến và đã từng yêu mến người kia, những điều đang và đã làm con tim họ rung động, rồi đưa cho nhau xem. Kết quả là cả hai tờ giấy đều tràn ngập những nụ cười và nước mắt, những điều họ đã trải qua cùng nhau lúc vui cũng như lúc buồn. Họ chưa bao giờ hết yêu nhau. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu người vợ không viết những dòng chữ đó trên một tờ giấy đã dùng rồi, điều đó làm người chồng vô cùng bực bội. 

Người chồng nói :
- Em làm như vậy là không tôn trọng anh, không tôn trọng mối quan hệ của chúng kể cả khi biết rằng đây có thể sẽ là lần cuối chúng ta nói những điều này với nhau.
 

Người vợ buồn bã trả lời rằng :
- Nếu anh thật sự yêu em, anh sẽ không để ý đến tờ giấy đó, lẽ ra anh sẽ chỉ để ý đến những lời em viết trên đó mà thôi.



Chuyện nghe kể ở đâu đó, đếch biết kết thúc ra sao. Còn chuyện chúng mình, ai là người chồng, ai là người vợ đây?

https://www.youtube.com/watch?v=ETVjll5eR88

The thing is when two people fight about a paper, it's never about the paper

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Dọc biển miền Trung - phần 2 - Mũi Đôi

Link phần 1 ở đây ạ http://blog.hatmem.com/2014/10/doc-bien-mien-trung-phan-1-kinh-nghiem.html

Vẫn theo lịch trình cũ
Hà Nội – Quảng Bình – Quảng Trị (Nghĩa trang Trường Sơn) - Huế - Hội An – Cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi) – Đảo Lý Sơn (Gồm đảo lớn và đảo nhỏ) – Tuy Hoà Phú Yên (Mũi Điện – Hải Đăng Đại Lãnh) – Đầm Môn  (Mũi Đôi thuộc tỉnh Khánh Hoà) – Nha Trang – Hà Nội
phần 2 sẽ tường thuật lại hành trình của đoàn từ Đầm Môn ra tới Mũi Đôi!



Với những người đã từng đến Mũi Đôi bằng đường bộ thì chắc chắn sẽ ko thể quên được sự khó khăn vất vả và nguy hiểm của chặng đường này! Hơn 3 km đồi cát dưới cái nắng như đổ lửa của miền Nam Trung Bộ ko phải là một thử thách dễ dàng cho những ai ko đủ sức khoẻ và sự kiên trì...

Đường nhựa dẫn ra đồi cát...nóng kinh hoàng...:-ss
Đường nhựa dẫn ra đồi cát nóng kinh hoàng


Một số lời khuyên cho cung đường khắc nghiệt này:
  • Đồ chống nắng là cực kỳ cần thiết đối với các bạn cho dù là nam hay nữ! Ngoài việc mặc bên trong một chiếc áo có chất liệu thấm mồ hôi thật tốt, các bạn nên khoác ngoài một chiếc áo dài có mũ càng tốt để da ko bị phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, gây mất nước trong cơ thể và gặp nguy cơ bị viêm da do cháy nắng!
  • Giày vải đế mềm có khả năng bám dính tốt để tránh bị trơn trượt khi đi qua đường toàn đá và cát!
  • Tất cả đồ đạc ko cần thiết đều để lại để lấy balo đựng nước uống cho cả đoàn!
  • Đồ đạc mang theo tốt nhất nên cho vào balo để đeo chứ ko nên xách ở tay vì tay các bạn còn phải dùng để bám và giữ thăng bằng khi đi qua những đoạn khó đi!
  • Cơ thể bạn sẽ mất rất nhiều muối khi ra mồ hôi, nếu các bạn chỉ uống nước suối sẽ khiến lượng muối trong cơ thể bị làm loãng đi quá nhiều, rất dễ gây đột quỵ thậm chí có thể tử vong (Điều này đã xảy ra với không ít người tập thể thao nhưng thiếu hiểu biết về vấn đề này)Để khắc phục tình trạng này, các bạn hãy mang theo 2 chai Revive và muối khoáng, chia ngụm nhỏ uống kèmsẽ hiệu quả hơn nhiều.
Lều chúng tôi ngủ qua đêm...<3
Tất cả lều bạt quần áo đồ dùng cá nhân cần được sắp xếp ngăn nắp, khoa học, để dành chỗ mang nước trong suốt hành trình
Đường đồi cát rất khó đi vì dốc và cát trơn trượt, cộng thêm cái nắng giữa trưa nếu các bạn đi cung giờ này cực kỳ mất sức. Khi cảm thấy mệt, biểu hiện thở gấp, khò khè, chân chùn gối mỏi, chóng mặt do nắng nóng thì hãy tìm ngay bụi cây gần nhất để nghỉ, nghỉ đến khi nào cảm thấy đủ sức đi tiếp thì mới đi!Tuyệt đối ko được cố đi...điều này rất dễ gây kiệt sức đột ngột...đi phượt thì tính đoàn kết phải đặt lên hàng đầu, ko ai chê bạn yếu, ko ai bắt bạn phải đi nhanh cho kịp đoàn, một người mệt thì cả đoàn phải chờ, ko được phép bỏ nhau lại phía sau!

Cứ thong thả vừa đi vừa nghỉ, được khoảng nửa chặng đồi cát sẽ có một lán nghỉ chân của một đôi vợ chồng (là bạn chú Ba, sẽ được nhắc tới phía dưới) ở đây các bạn có thể ngồi nghỉ và phục hồi sức lực cho chặng đường tiếp theo. Tiếp tục đi sẽ có một đoạn qua rừng cây (chưa phái đoạn 8km đường rừng đâu) rồi lại tiếp tục đồi cát, mới đến nhà chú Ba nơi chúng tôi nghỉ qua đêm. Chỉ đơn giản là vài cái cọc dựng lên, cây vú sữa rừng mọc um tùm tạo thành mái , vài cái võng, một cái phản...nhưng nó là thiên đường đối với bọn tôi lúc bấy giờ...

Theo như chú Ba-một người dân bản địa, chia sẻ thì thường mọi người sẽ đến Đầm Môn trước một ngày, ăn uống nghỉ ngơi qua đêm rồi sáng sớm hôm sau dậy từ mờ sáng để bắt đầu chặng đường này, vì khi đó thời tiết mát mẻ, mọi người sẽ ko mất quá nhiều sức để lên đến điểm nghỉ chân là trại của chú Ba vào tầm 7-8h sáng. Đến 2-3h chiều bắt đầu chặng đường rừng cũng được (Tuyệt đối ko vào nhà nghỉ Hải Hà ở Đầm Môn vì thái độ phục vụ rất khó chịu và làm ăn kiểu chộp giật) Nhưng vì ko có nhiều thời gian nên vừa đặt chân xuống Đầm Môn, chúng tôi chỉ kịp ăn bữa cơm trưa, thuê phòng nhà nghỉ để cất bớt đồ là đã vội vàng lên đường đi ngay!

Như miền Tây nước Mỹ thu nhỏ...<3

Chúng tôi bắt đầu chặng đường rừng vào khoảng hơn 3h chiều!

Cái nắng vẫn rất gay gắt... Những tưởng vào rừng sẽ mát, nhưng ko phải như thế, vì rừng ở đây rậm rạp, đa số là cây dứa gại và cây gai chứ nhiều cây thân gỗ to như rừng miền Bắc! Không khí trong rừng lại oi bức vì ko có gió, đường đi cũng chả khác đồi cát là mấy, có chăng là có cây để mà bám cho dễ đi hơn vì trong rừng có những đoạn rất dốc rất trơn và khó đi...từng bước từng bước, chúng tôi bám sát nhau để khỏi lạc và dìu nhau qua những đoạn dốc cao!

Ngoài trời thì vẫn còn ánh sáng nhưng trong rừng thì vẫn phải soi đèn pin cho nhau đi từng bước một vì lá quá rậm khiến ánh sáng ko thể xuống được. Có rất nhiều đoạn phải rẽ trong rừng, người đi trước nhớ chờ người đi sau, vừa đi vừa thông báo cho nhau về những chướng ngại vật phía trước (cây gai trên đầu, dứa dại bên trái, có hố trước mặt, rễ cây dưới chân...) để ko ai bị lạc hay bị thương! Hết đoạn rừng rậm này tiếp tục là khoảng gần 1km ghềnh đá nữa sẽ xuống đến bãi biển nơi chúng ta sẽ cắm trại qua đêm!

Cuối cùng thì chúng tôi cũng xuống được bãi biển! Cảm giác ngồi trên đỉnh ghềnh đá nghe sóng biển vỗ rì rào, gió biển mát rượi, ngửa mặt ngắm bầu trời đầy sao thật là ko có gì tả nổi!


Bình minh
Bình minh trên biển

Nằm ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), Mũi Đôi lấy đi không ít mồ hôi và công sức của các bạn trẻ trên hành trình đến với nơi đón ánh mặt trời đầu tiên trên dải đất hình chữ S
Chúng tôi hò nhau dậy vệ sinh cá nhân, nhóm lại bếp nấu mỳ ăn sáng, chuẩn bị đồ đạc để lên đường ra Mũi Đôi - Cực Đông của Tổ Quốc (mục đích chính của cả chuyến đi). Từ địa điểm này tới Mũi Đôi đã rất gần và không có nhiều thử thách. Điều đáng nói là từ Mũi Đôi trở về, các bạn  có thể tự lượng sức mình để theo con đường cũ quay trở lại, nếu không thì hãy nhờ chú Ba gọi thuyền để đưa ra (như chúng tôi đã làm) Sau khi thăm thú Mũi Đôi, chúng tôi quay lại bãi biển thu dọn đồ đạc lều trại để lên ghe về đất liền!


Ghe đã chờ chúng tôi từ mờ sáng ở ngoài biển, nhưng vì nước cạn quá nên chúng tôi phải đi thuyền thúng để ra ghe...

NOTE: Một số điều cần cực kỳ chú ý khi muốn chinh phục Cực Đông nói riêng và phượt nói chung! (Trích từ note của Thuyr Nguyeenx Photographer)
  1. Tập thể lực cho tốt, và việc tập luyện cho nhịp thở đều đặn là điều vô cùng cần thiết.
  2. Bạn nào bị tiền sử về các bệnh tim mạch, hoặc hay bị hạ đường huyết, hay đang trong giai đoạn ăn kiêng giảm cân thì nên cân nhắc tự lượng lại sức mình hoặc có mang theo thuốc men phòng thân.
  3. Các bạn nên đi theo đoàn mà có bạn bè quen biết, có tinh thần đoàn kết cao để chăm sóc lẫn nhau. Không nên đi theo những đoàn không quen biết ai.
  4. Đường vào cực Đông có đường Rừng và đường Ghềnh, mọi người lưu ý lượng sức mình để lựa chọn con đường đi. Đường rừng khắc nghiệt bao nhiêu thì đường ghềnh khắc nghiệt gấp vài lần. Với cái nắng của ghềnh đá dưới chân áp lên và cái nắng chiều trên đầu áp xuống thì rất dễ bị say nắng và hạ đường huyết. Đây là lí do con đường Rừng an toàn hơn.
 Chúc mọi người có những chuyến du lịch thật bổ ích và an toàn! :)

Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Vietnamese wedding traditions



The traditional Vietnamese wedding is one of the most important ceremonies in Vietnamese culture, influenced by Confucianism and Buddhism ideologies. It is a significant day not only to the couple involved but also for both families. Thus, it usually includes quite a few formal ritual observances. Depending on habits of specific ethnic groups, marriage includes various steps and related procedures, but in general, there are two main ceremonies:

Le an hoi (betrothal ceremony): 

Before the engagement day, each family chooses a representative. This person is a member of the family which has a happy life and a high ranking position in the family. Both of representatives do representation, exchange gifts and controlling the flow of the ceremony. Besides choosing the representatives, both families sit together to negotiate the dowry and the good time for the ceremony. The time is chosen very carefully based on the propitious time and day of lunar calendar.





On the fiancée's side, all she and her family have to do is get ready for the ceremony such as making sure the house is clean, decorating the place to make it look pretty (usually the decoration will be all in the color red, which stands for good luck/fortune), and the ancestors' altar all set up with fruits, tea, and incense sticks. 

On the fiancé's side, he and his family have to prepare the gifts several days before the engagement ceremony. Traditionally the gifts was placed a number of trays. The number must be an odd number 5, 7 or 9… trays depends on the condition of the fiancé family. The gifts are covered by the red color paper or cloth. In Vietnamese beliefs, the odd number and the red color will bring luck to the young couple. The gifts include betel leaves, areca nut fruits (trầu, cau), wine, tea, husband-wife cake (bánh phu thê) and sticky rice… one of the most important gift is the whole roasted pig which placed in a large tray. carried by unmarried boys and received by unmarried girls. Boys represent for fiancé bearing the gifts and girls represent for fiancée receiving the gifts. It is also expected that some of gifts are returned to the fiancé family for luck before the fiancé's family leaves.




In the past, engagement ceremony was considered very important even more than the wedding ceremony because this goes back more to the old days when marriages were arranged and one side would fear the other would back out. So the ceremony is to make sure no party will cancel the wedding once the couple is engaged. The reason why this can be viewed as an engagement party or a betrothal ceremony, is because they are both a public announcement that the couple is preparing to marry and that the focus is on each other. In some respects, it is the first opportunity to change the couple's focus from 'me' to 'we'. Nowadays, it is less important and varied for each region. While the betrothal and engagement parties can happen months beforehand, it's becoming more common to hold everything together to accommodate people's busy schedules. 


Le cuoi (wedding ceremony):



On the wedding day, the groom's family and relatives go to the bride's house bringing a lot of gifts wrapped in red papers. These gifts are similar to those of the engagement: betel leaves and areca nuts, wines, fruits, cakes, tea ... The persons hold these trays are also carefully chosen, usually they are happily married couples. Ladies and women are all dressed in Ao Dai. Men prefer to be in their suits but some of them are still fond of men traditional Ao Dai. The troop is usually led by a couple that is most wealthy and successful among the relatives, this means to wish the to-be-wed couples a blessing life together in the future.



The groom's family will wait to be invited inside, introduce themselves and ask permission for their son to marry his bride. The master of the ceremony (usually a respected person among the bride's relatives) instructs the bride's parents to present their daughter. The bride then follows her parents out. The couple should pray before the altar ask their ancestors for permission for their marriage, then express their gratitude to both groom’s and bride’s parents for raising and protecting them.Then, they bow their head to each other to show their gratitude and respect toward their soon-to-be husband or wife. The master of the ceremony would gave the wedding couple advices on starting a new family. Their parents would take turn to share their experience and give blessing. After that, the groom and the bride exchange their wedding rings and receive the gifts from their parents such as golden bracelets, ear rings, necklace... The ceremony is of course ended with tears, laughters,
a round big applause.



As a Vietnamese working in wedding industry oversea, I can see wedding celebration is one of the most important events in a person's life, and it also reflects the character of each country's particular culture. Western and Vietnamese have very different cultures; therefore, their marriage ceremonies have many different elements such as the engagement ceremony, wedding ceremony and receptions, and the wedding gift. One of the main differences between an Western and Vietnamese wedding is the engagement ceremony. It is not necessary to ask permission of couple's parent about their wedding in Western countries. However, a Vietnamese engagement ceremony is an important one before the wedding which involves both families. Before that day, their parents meet to formally discuss the wedding and agree for them to live together as husband and wife. If they agree, the engagement rings are given and they make plans for the Big Day together.



On the wedding day, Western and Vietnamese also have several differences. Western wedding ceremony usually takes place as a civil ceremony in a government building or religious ceremony in a church or other outdoor venues such the beach, park or barn while a Vietnamese wedding ceremony  begins in front of the altar. Both Western and Vietnamese also exchange wedding rings during the ceremony; however Vietnamese parents will take turns to sharing their experiences and give blessings and are legally empowered to marry the couple instead of a priest, minister or rabbis. In addition, Vietnamese parents and other their relatives give the newly wedded couple gold bracelets, earrings and other valuable gifts as a blessing and to warmly welcome the new member to the family.



After the wedding ceremony both Western and Vietnamese wedding parties leave to join guests at a wedding reception. Sometimes, guests are invited only to the wedding ceremony or only the reception, and these events can usually be attended only by invitation. However, Vietnamese receptions are usually a large gathering, often in the hundreds and sometimes even more. The groom, bride, and their family are once again introduced to the guests and invite everyone to enjoy the dishes. Dinner or lunch is served at the table, and there are at least five dishes and dessert. In contrast, Western receptions can be a very simple one with only a few family member and close friends present or can be very elaborate with hundreds people in attendance. So, it can be with as simple as cookies and bunch in the church or as a large as a sit down dinner held on at a local hotel with a daises and private orchestra following dinner. Another important factor on the wedding day is the wedding gifts. Both Western and Vietnamese couples expect wedding gift from people who received a wedding invitation. Western couples receive gifts before the wedding, so guests send or deliver wedding gifts to the bride's family home before the wedding day. In contrast, Vietnamese guests give envelopes containing wedding cards, money gifts and a blessing to the newly wedded couple during the reception when the groom, bride, and their parents visit each table to thank their guests. 



However, influenced by busy scheduled life, the wedding celebration in Viet Nam has approximately changed. Now, Vietnamese wedding is not as complicated and expensive as before. But no matter whether the wedding is simple or full of twists and turns, budgeted or high-priced, it is always the most important day in a person's life.

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Night markets marathon in Koh Samui.


For foreign visitors to Koh Samui, the word ‘market’ offers a real taste of thailand with huge outdoor shopping areas that sell everything from food and clothing to dodgy ‘designer’ handbags and copied DVD’s. These markets is one part of exploring local culture and always a great place to pick up some souvenirs that you can take home for friends and family or for yourself as a reminder of your wonderful stay.


One of the best ways to experience night markets is to spend an evening going from stall to stall looking for bargains (though most of the times it is to find unique purchases at a fraction of a cost) and checking out the wide variety of everyday items, souvenirs and exotic goods that are sold there. Normally the markets are just a stone's throw from the beach so if the hustle and bustle of the crowd gets a little too much, you can always break up your shopping trip by taking a bit of time out sipping on an ice cold beer or fresh coconut juice from one of the open air bars on the beach that are situated in and around the market itself.


Here are the schedule of night markets take place around Koh Samui, seven days a week, all year round. Hope you have fun :-)

Mondays and Tuesdays Chaweng: There are two night markets in Chaweng, due to the burst of tourists in this area, one is opposite the lake on the one way system, another one is near the northern end of the boundary wall for Centara Grand. Both start around 5pm and the second one opens every day till late night.
Organic soap

Wednesdays Choeng Mon, from outside Muang Samui hotel along both sides of the main road. Walk carefully because roads are not closed to traffic. Market opens from 5 pm offering quite a good variety of food. Worth a visit if you are in the area.

BBQ dried squids

Thursdays Maenam, traffic is closed from main intersection down to the beach. Relaxed and has a more local feel about it. Home to music stalls that sell miniature guitars, guitar strings, harmonicas and flutes.

View from the street

Sometimes there's a show outside the Chinese temple.


Fridays Bophut - Fisherman’s village from 5 pm till 11pm. This used to be the first and (still) the largest market on Koh Samui and usually very busy if the weather permits. Most restaurants are open all day long and enjoying the crowds along the beach.

Lots of photo oppotunity
Saturdays Nathon walking street is along a minor street between the main road and the beach road.  Starts around 5pm onwards. Roads closed to traffic with prices usually a bit cheaper than other markets. A great place to please your taste buds since there's some special local dishes are sometimes available here only.

Sundays Lamai, last  but not least, is a great way to say Goodbye to a wonderful week. Offer a wide range of pleasure, food and beverage vendors, sourvenirs stands and pool table along the road. Since there is a cross road, you can access from several ways and enjoy the night, just be sure your motorbike is parked properly in the parking lot.

Tips: Most night markets start at 5pm but around 4pm is a fun time to have a cold beer and watch street vendors set up their stalls as the market comes to life.

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Khao kluk kapi

Bài viết cộng tác với afamily.vn

Nếu được hỏi về ẩm thực Việt Nam, "phở" chắc chắn là món được nhắc tới nhiều nhất. Phở tràn ngập các cuốn sách ẩm thực, được những đầu bếp hàng đầu thế giới ưu ái, được ca ngợi trong những nhà hàng cao cấp nhất. Báo chí và internet đưa tin "Ai đến Việt Nam mà không một lần ăn phở thì thật là thiếu sót"

Thế nhưng nếu hỏi tôi rằng Đâu là món ăn đại diện cho ẩm thực Việt, tôi sẽ không khỏi tần ngần nghĩ đến bát bún thang ngày Tết. Bố tôi thường nói đùa, cái tài của bún thang là tận dụng được hết các nguyên liệu tả pí lù còn sót lại của một cái Tết dư dả, tôi rất lấy làm phật ý. Một ăn cầu kì với hơn 20 nguyên liệu từ công đoạn chuẩn bị cũng như khi nấu  như trứng gà rán mỏng, lườn gà xé, giò lụa thái sợi, cuối cùng rắc chút ruốc tôm bông rải đều trên nền bún trắng, mà bún phải là loại bún sợi nhỏ, chứ không thô tháp như bún ốc đâu nhé. Nước dùng của bún thang lại phải là nước trong, được chắt chiu từ xương gà, xương lợn và mực khô để vừa có vị ngọt hải sản lại vừa có vị ngọt của xương. Một món ăn thể hiện rõ nhất sự cầu kì tinh vi đến mức khó tính của người nấu đến thế, có lẽ nào lại bắt nguồn từ lí do "tiết kiệm" Dù thế nào đi chăng nữa, bát bún thang ngày mùng 5 Tết của mẹ lúc nào cũng là món ăn đặc biệt nhất đã theo suốt cả tuổi thơ tôi.

Khao kluk kapi có thể được coi như món bún thang trong ẩm thực Thái Lan. Lần đầu tiên đón đĩa thức ăn từ tay anh bạn người Thái, tôi đã không khỏi bật cười vì sự liên tưởng này. Có nhiều lí do để tôi ràng buộc hai món ăn xa lạ từ hai nền ẩm thực vốn ít tương đồng lại làm một trong đó có cung cách trình bày. Một đĩa thức ăn bao gồm một chén cơm tôm, xung quanh là các thức ăn kèm bao gồm màu tím của hành, màu vàng của trứng, màu trắng của dưa chuột, màu xanh của xoài chua, một vài nơi còn có thêm màu vàng của dứa, màu đỏ của lạp xường và ớt tươi và cuối cùng, không thể thiếu chút thịt heo rang ngọt. Tất cả các nguyên liệu kể trên phải đạt một tiêu chuẩn duy nhất, đó là chỉ chế biến tươi ngon ngay khi khách yêu cầu chứ không được chế biến sẵn. Cơm nóng sẽ được đảo nhanh tay với mắm tôm để đạt tới độ khô vừa phải, hạt gạo còn nguyên, nóng hôi hổi chứ không dính nát, trong khi các nguyên liệu khác được cắt tỉa gọn gàng trên đĩa. Đầu bếp sẽ là người gia giảm các nguyên liệu sao cho thực khách chỉ việc trộn đều các nguyên liệu với nhau và thưởng thức. Giống như bún thang với ẩm thực Việt, đây là món thể hiện rõ nhất tính cân bằng của ẩm thực Thái Lan, khi kết hợp đủ vị chua-cay-mặn-ngọt trên nền gạo suay - thứ gạo thơm mà họ tự hào nhất. Và giống hơn nữa, là bạn khó có thể tìm thấy một hàng bún thang ngon ở Hà Nội, cũng như khó có thể tìm thấy món Khao kluk kapi này trong những nhà hàng dành cho khách du lịch.


Dường như, nhường hết những lời ca tụng đẹp đẽ cho vị cay nồng của ớt và béo ngậy của cốt dừa trong bát Tom Yum, Khao kluk kapi khiêm tốn nằm trong những cửa hàng không biển hiệu chờ đợi những người yêu mến ẩm thực Thái Lan đến khám phá vậy.

Bài đăng phổ biến