Thứ Hai, 20 tháng 9, 2010

Du lịch miền Tây (20): Thăm làng người Chăm Châu Đốc

Bạn là người thứ 348, 071 đả thăm viếng Blog. Welcome to my world.

Về thăm lại Châu Đốc mùa thu năm ngoái 2009, vợ chồng tôi đã đến thăm viếng một làng Chăm theo đạo Hồi giáo, đặc biệt lắm. Người Chăm Châu Đốc hiền lành dễ thương, khác hẳn những người khủng bố đã làm thế giới rối loạn mấy năm nay.

Lịch sử tại sao có người Chăm theo đạo Hồi giáo ở Châu Đốc bắt nguồn từ thời xa xôi, khi nền văn minh Champa đã hiện hữu ở miền Trung Việt Nam trước khi Việt Nam có nước Đại Việt.

Thế nhưng Việt Nam có nhiều vị Vua đánh giặc giỏi, nên đã chiến thắng và tiêu diệt nền văn minh Champa, cũng như chiếm hết đất của họ. Người Chăm phải chạy sang tị nạn ở Campuchia. Trong suốt lịch sử cuộc Nam tiến của Việt Nam, người Chăm đã chạy qua Chân Lạp và Thái Lan tị nạn nhiều đợt.








Lịch sử có ghi thời vua Lê thánh Tông, cuộc chiến năm 1475 đã tiêu diệt hoàn toàn vương quốc Champa. Thành Đồ Bàn bị thiêu hủy, nhiều người Chăm bị giết, số người trốn thoát chạy về phía Kontum, từ đó chạy sang Campuchia để tị nạn.

Năm 1692, khi chúa Nguyễn Phước Ánh tiến chiếm Khánh Hòa, khoảng 5,000 gia đình người Chăm lại chạy trốn sang Campuchia tị nạn.

Với những thăng trầm của lịch sử Campuchia, lúc đầu họ chấp nhận người Chăm. Nhưng khi chánh quyền thay đổi, phe chống Việt Nam thắng thế, thái độ cứng rắn và kỳ thị của họ khiến người Chăm chạy về Việt Nam trốn tránh. Lúc đó là thời chúa Nguyễn. Một số người Chăm chạy trở về sống dọc theo dòng sông Hậu gần Châu Đốc, với sự đồng thuận của chúa Nguyễn thời đó.











Nếu các bạn hứng thú muốn tìm hiểu rõ hơn về lịch sử tại sao có nhiều làng người Chăm sống tại Châu Đốc, và những nét văn hóa, xã hội cũng như tôn giáo của người Chăm Châu Đốc, mời các bạn đọc thêm tài liệu về người Chăm Châu Đốc tôi chép lại dưới đây của website người Chăm, có rất nhiều chí tiết về lịch sử người Chăm ở miền Trung, sau đó miền Nam, và cuối cùng vùng Châu Đốc. Thú vị lắm. Mời các bạn tham khảo thêm nếu cần.

Người Chăm Châu Đốc theo đạo Hồi Giáo, mỗi ngày cầu nguyện 5 lần bắt đầu khi trời vừa rạng sáng, trưa ngọ, xế chiều, chạng vạng và trở về khuya. Khi cầu nguyện, họ hướng về phía Thánh địa Mecca.











" Trong đời sống văn hoá - tín ngưỡng, Haram Islam (những điều cấm kỵ của Thiên Kinh Co-ran) đã nối kết con người họ với nhau, cùng đi đến thành đường vào ngày thứ sáu, nam một bên và nữ một bên.

Dạy dỗ con cái cũng từ kinh Co-ran, người học thuộc kinh Co-ran mới được xem là có đức độ trong xã hội, cùng nhau bảo vệ những truyền thống tốt đẹp giữ gìn bấy lâu nay. Bên cạnh đó, cũng bởi vì những Haram nên họ khó có thể tiếp xúc với người Kinh, do có sự dị biệt về tín nguỡng cũng như cách sinh hoạt hàng ngày trong đời sống..."
( http://www.nguoicham.com/forums/index.php?topic=1031.0 )

Trong entry nầy, xin chia sẻ với các bạn một vài hình ảnh về làng người Chăm ở Châu Đốc, vợ chồng tôi đã thăm viếng năm ngoái 2009, khi đến đây kỷ niệm 50 năm hôn nhân. (Sẽ bổ túc sau).
































"... Sự xuất hiện của người Chăm ở Campuchia

Theo các cổ thư của Trung Quốc, thì từ năm 190, một người tên là Khu Liên (1) thuộc vùng Tượng Lâm (2) đã kêu gọi nhân dân trong vùng đứng lên chống lại sự cai trị hà khắc của nhà Hán. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Khu Liên đã thành lập một vương quốc tên là Lâm Ấp (3) vào năm 192, mà sau này chính là vương quốc Champa, cát cứ ở miền Trung Việt Nam. Vào bấy giờ, miền Nam vẫn còn thuộc vương quốc Phù Nam.

Qua sử liệu của Trung Quốc, ta thấy được vương quốc Champa đã có sự hình thành và phát triển từ rất sớm, còn trước cả nước Đại Việt (Việt Nam) gần 8 thế kỷ. Tuy nhiên, do chiến tranh mà vương quốc Champa dần dần biến mất, sát nhập vào lãnh thổ chung của Việt Nam và trở thành một bộ tộc không thể tách rời trong hơn 54 dân tộc anh em tại Việt Nam.

Và, cũng chính bởi chiến tranh, mà khốc liệt nhất là cuộc chiến năm 1471, người lãnh đạo nước Đại Việt - vua Lê Thánh Tông - đã tiêu diệt gần như hoàn toàn vương quốc Champa, ở đây chính là địa bàn vương quốc Vijaya có kinh thành Đồ Bàn. Số thì bỏ mạng ngoài sa trường, số thì bị bắt làm tù binh. Và trong đó, có rất nhiều người vượt lên trên Tây Nguyên, qua khỏi vùng Kontum ngày nay, chạy sang nước Chân Lạp (nay là Campuchia) để cư trú. Đợt tị nạn đông nhất có ghi rõ số lượng là vào năm 1692, khi Chúa Nguyễn Phúc Chu cho đánh chiếm vùng Khánh Hoà (Kauthara). Sử liệu Khmer đã ghi lại: có khoảng 5000 gia đình người Chăm đã băng rừng, vượt núi để đến Chân Lạp xin tị nạn.

Vào năm 1833, nhân việc con nuôi của tả quân Lê Văn Duyệt là Lê Văn Khôi (4) nổi dậy đánh chiếm thành Phiên An (thành Gia Định cũ). Trong cuộc nổi dậy này, Lê Văn Khôi đã dựa vào một thế lực rất lớn từ cộng đồng người Chăm, lúc này đang được hưởng quyền tự trị. Đến năm 1835, cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi bị dập tắt. Vua Minh Mạng đã cho thi hành những chính sách hà khắc đối với người Chăm: phân biệt đối xử với những ai đã theo cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi; xoá bỏ quyền tự trị của trấn Thuận Thành (Panduranga). Dân số Chăm định cư tại Chân Lạp đông lên. Không chỉ định cư tại Chân Lạp, người Chăm còn di cư sang cả nước Xiêm La (Thái Lan bây giờ).

Sự xuất hiện của người Chăm ở An Giang

Thời vua Minh Mạng, nhờ sự tài giỏi về quân sự, vị vua này đã khiến các nước phiên bang như Ai Lao (Lào ngày nay), Chân Lạp đều thần phục Việt Nam và phải chịu sự bảo hộ của Việt Nam. Tuy nhiên, sự bảo hộ này bị một số người Khmer thân Xiêm La chống đối. Mãi đến thời vua Tự Đức (năm 1854), sau khi Khmer nhờ quân Xiêm La đuổi quân Việt ra khỏi lãnh thổ, đồng thời dùng chính sách bài Việt và cứng rắn với người Chăm, quyền tự trị của người Chăm tại một số tỉnh của Chân Lạp như Kompong Cham bị bãi bỏ.

Nhiều chức sắc cao cấp của cộng đồng Chăm tại đây nổi lên, vì không muốn bị đồng hoá với người Khmer. Năm 1858, người Chăm đã nổi dậy chống lại Hoàng Gia Chân Lạp là vua Ang Duong. Lấy viện cớ này, vua Ang Duong mang 10.000 quân đến càn quét bộ tộc Chăm và giết chết nhiều thủ lãnh người Chăm. Tuyên án khổ sai cho 6000 người khác. Một thủ lãnh Chăm dẫn hàng ngàn người Chăm khác đến Châu Đốc để xin nhà Nguyễn tị nạn. Họ chia làm 7 làng Chăm. Địa thế không liền nhau, nhưng cùng nằm dọc theo hai bên bờ sông Cửu Long trải đến giáp với Campuchia.

Còn có một nhóm nhỏ khác theo ông hoàng Pôchecoc về định cư ở vùng Tây Ninh. Được sự chấp nhận và cho phép mở mang khai khẩn và buôn bán làm ăn.

Người Chăm ở An Giang chủ yếu làm nghề chài lưới trên sông, vì vốn từ cổ xưa cha ông họ là những người sống trên biển rất tài giỏi. Và một phần do vùng đất ở đây không có nhiều đất đai để canh tác.

Sau biến cố 30/4/1975, có khá nhiều người Chăm ở Châu Đốc, Tây Ninh vì trốn sự hà khắc và cai trị độc tài đã liều mình chạy qua Campuchia để làm mồi cho bọn Khmer Đỏ, cũng như là bọn cướp. Phần bị giết, phần bị lột sạch tiền của. Rồi từ Campuchia trốn sang biên giới Thái Lan để xin tị nạn chính trị. Số người trốn đi hiện nay cư ngụ tại nhiều bang trên đất Mỹ.

Đời sống của người Chăm Islam Châu Đốc

Kể từ khi được phép của triều Nguyễn, các làng Chăm mọc lên định cư rải rác nằm dọc theo hai bên bờ sông Hậu, trải dài đến giáp biên giới Campuchia. Có tất cả 7 làng Chăm Châu Đốc: Koh Taboong, Mat Chruk, Koh Kaboak, Plây Kênh, Plao Ba, Koh Kaghia, Sabâu, tương ứng với các địa danh tiếng Việt là Châu Giang, Đa Phước, Châu Phong, Lama, Vĩnh Tường, Bún Lớn, Bún Bình Thiên, Đồng Cô Kỵ. Hiện nay, có khoảng 13.700 người Chăm Islam tại đây với khoảng 2100 hộ, cũng dần thích nghi với cuộc sống mới. Tuy nhiên, những nét văn hoá đặc trưng của tín đồ theo đạo Islam không vì thế mà bị biến dạng hay hoà tan theo xu hướng hoà nhập cùng thời đại.

Trong thập kỷ đầu của thế kỷ XX, bộ tộc Chăm theo đạo Islam ở Châu Đốc sống một cuộc sống khép kín, ít khi giao tiếp với bên ngoài, nên chỉ có một số ít người biết được tiếng Việt. Một phần là vì vào thời buổi bấy giờ, hệ thống giao thông đường bộ chưa được phát triển, mở mang như sau này, nên đại đa số người dân chỉ lưu thông bằng đường thuỷ. Những con tàu chạy bằng hơi nuớc, những chiếc ghe chành (“ghe chài” theo tiếng địa phương) là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân. Bên cạnh đó là sự bài bác âm thầm trong cộng đồng đối với những người giao du với người Việt, học theo thói xấu uống rượu, hút thuốc, nhảy đầm… theo phong cách phương Tây, nó nằm trong các Haram (5) của kinh Koran.

Chỉ cách nhau độ khoảng 100m, nhưng dường như giữa bên này sông - thôn xóm của người Chăm, và bên kia sông - đô thị của người Việt, đã có một khoảng cách rất lớn nếu xét về cơ sở hạ tầng cũng như đời sống dân chúng. Một bên là nhà cao cửa rộng, những mái nhà ngói đỏ, lợp tôn với đủ màu sắc khác nhau. Còn một bên là những mái lá nhà sàn, cột thường bằng cây nguyên bào nhẵn, cao khỏi đầu người, mặt tiền nào cũng có một cầu thang rắn chắc bằng gỗ, và bên trong hầu như không có bàn ghế, nên khi có khách đến thì chủ nhà thường trải chiếc chiếu hoặc tấm thảm, để chủ khách cùng ngồi xếp bằng trên sàn gỗ. Nhà cửa phần lớn sát vào nhau, và cả làng dường như không có nhà nào trồng quả.

Và khác với người Việt bên kia sông, người Chăm bên này theo mẫu hệ.

Đời sống văn hóa

Người Chăm Islam tại đây, đàn ông lớn nhỏ phải để tóc ngắn và khi tham gia sinh hoạt cộng đồng trong làng phải đội nón nỉ màu đen dành cho người nhỏ tuổi, còn người lớn hơn đội nón màu trắng. Những người ở xa về quê, nếu để tóc dài sẽ nhận sự đàm tếu từ làng xóm, cho đó là sự thiếu đứng đắn, nhận được sự bài xích từ cộng đồng, có khi gia đình bị lên án thậm tệ.

Còn đối với phụ nữ già trẻ, khi ra đường phải đội khăn phủ đầu, nếu không muốn bị đánh giá là không tốt. Nhưng chiếc khăn đội bỏ xuôi xuống hai bên màng tang, để được vắt lên trong lúc làm việc, chớ không bắt chước theo kiểu dáng hoàn toàn che bó lại chỉ chừa hai con mắt như người Arap. Người Chăm Islam thường vận Sà-rong quấn quanh mình, dài đến gót chân.

Ngôn ngữ họ sử dụng không phải tiếng Việt mà là tiếng Chăm cách tân, có ảnh hưởng ít nhiều với tiếng Khmer và tiếng Mã Lai. Nói “tiếng Chăm cách tân” là để tránh sự hiểu lầm như của một số người rằng ngôn ngữ của người Chăm sử dụng là ngôn ngữ Mã Lai và người Chăm hiện nay đang cư ngụ tại Châu Đốc là do di cư từ Mã Lai sang.

Người Chăm Châu Đốc có tập tục ăn bốc, đây là một điều rất xa lạ đối với người Việt, nếu không có những hiểu biết về văn hoá thường xảy ra tình trạng coi thường tập tục này. Trước khi ăn phải rửa tay, chỉ sử dụng ba ngón giữa và ngón cái của bàn tay phải để đưa cơm vào miệng, trong khi bàn tay trái chỉ để cầm những gì dơ bẩn.

Khi nói đến cuộc sống đời thường của người Chăm Châu Đốc, người ra không thể bỏ qua một lễ hội truyền thống đua ghe Ngo (6), mà xuất xứ quan hệ mật thiết với ngành nghề đi biển truyền thống của vương quốc Champa xa xưa, ngày nay đã hoàn toàn biến mất trong sinh hoạt của người Chăm Phan Rang - Phan Rí.

Đối với khách du lịch thập phương, món đặc sản của người Chăm Châu Đốc chính là món Tung Lò Mò, nó chính là Lạp xưởng nhưng được làm bằng thịt bò.

Đời sống tâm linh

Đời sống sinh hoạt hằng ngày của người Chăm Châu Đốc gắn liền với nguyên lý tôn thờ một thượng đế là Allah. Điều đó đã chế ngự hoàn toàn cuộc sống văn hoá của người dân. Nó vô hình chung đã tạo thành mặc cảm và định kiến đối với nề nếp đời sống không phải Islam. Họ có khuynh hướng như phải thu mình lại để bảo tồn những gì mình hiện có trong phạm vi thôn ấp.

Mỗi ngày, người Chăm Islam cầu nguyện 5 lần, bắt đầu khi trời vừa rạng sáng, trưa ngọ, xế chiều, chạng vạng và trở về khuya và mỗi lần như vậy họ lại đến các thánh đường trong làng để cầu nguyện, mặt quay về hướng Tây, là hướng về Thánh Địa Mecca, một địa điểm linh thiêng với người theo Islam.

Theo giáo lý Islam, không có hệ thống giáo phẩm hoặc giáo sĩ chuyên nghiệp, vì mọi người tin rằng ai nấy cũng bình đẳng như nhau, chịu trách nhiệm trước Đấng Tạo Hoá với những việc làm bản thân mình ở thế gian này. Tuy nhiên, việc điều hành sinh hoạt trong thôn làng gắn liền với với các giáo đường (masjid). Trên thực tế, có một hệ thống chức sắc điều hoà sinh hoạt tại các thôn làng:

Hakim là một vị đứng đầu xóm đạo, chịu trách nhiệm đối ngoại và điều hành tổng quát mọi việc nội bộ xóm làng liên quan đến Islam;

Na-ib là vị phụ tá của Hakim, thay thế Hakim khi vị này đi vắng;

Ahly là một chức năng lãnh đạo cao cấp Puk (ấp, xóm). Các puk nằm xa thánh đường (masjid) trung tâm thường thiết lập cho riêng mình một cơ sở kiến trúc quy mô nhỏ hơn masjid, gọi là surao, để dân chúng còn có nơi tham gia lễ nguyện tập thể hằng ngày và chỉ đến masjid vào những ngày thứ sáu hoặc những ngày lễ trọng đạo hằng năm.

Trong hệ thống đạo, còn có một vài chức năng khác nhau gắn liền với giáo đường là:

Ông Imam là một vị có hiểu biết sâu rộng về giáo lý và thuộc lòng kinh sách, đứng ra hướng dẫn các lễ nguyện cầu tập thể;

Ông Khotib là người cũng như Imam nhưng trách nhiệm chỉ vào ngày thứ sáu hoặc ngày lễ Raya;

Ông Bilal cũng vậy, là người đảm trách xướng kinh, kêu gọi bổn đạo đến dâng lễ nguyện tập thể sau hồi trống;

Ông Seak là người trông nom thánh đường, giống như ông từ ở các chùa người Việt (yuon theo tiếng Chăm).

Trong đời sống văn hoá - tín ngưỡng, Haram Islam (những điều cấm kỵ của Thiên Kinh Co-ran) đã nối kết con người họ với nhau, cùng đi đến thành đường vào ngày thứ sáu, nam một bên và nữ một bên. Dạy dỗ con cái cũng từ kinh Co-ran, người học thuộc kinh Co-ran mới được xem là có đức độ trong xã hội, cùng nhau bảo vệ những truyền thống tốt đẹp giữ gìn bấy lâu nay. Bên cạnh đó, cũng bởi vì những Haram nên họ khó có thể tiếp xúc với người Kinh, do có sự dị biệt về tín nguỡng cũng như cách sinh hoạt hàng ngày trong đời sống.

Tục lễ cưới hỏi

Trong các trật tự về tôn ti, giới trẻ lúc nào cũng phải giữ phong cách khép nép, kính trọng người lớn, nên chỉ có trông vào lễ cưới thì mới được vui đùa thoải mái. Trai gái chỉ có thể quen biết mặt nhau qua tập tục giao lưu được tổ chức vào ban tối giữa xóm trên và xóm dưới, có những người lớn dẫn đường, đến những nhà ngỏ ý mời. Nhân dịp này, các bậc cha mẹ thường sắp xếp cho con trai muốn cưới vợ, trước giờ cô gái đến, lên núp yên lặng trên gác để từ đó, nhìn mặt ý trung nhân được nhận ra do sự thoả hiệp với các cụ già đến ngồi trước mặt cô gái đó.

Trong đám cưới, ở bên đàng gái cũng như bên đàng trai hầu như chẳng ai mời gọi ai, giới thanh niên đều tự động xúm lại giúp trang hoàng nhà cửa. Bên nhà gái, việc trang hoàng được thực hiện bên gian trong, gian dành cho nữ giới, còn gian ngoài dành để tiếp khách nam giới. Ngược lại, bên nhà trai thì trang hoàng gian ngoài, gian dành cho nam giới, còn nữ giới thì đều tập trung ở gian trong.

Đám cưới được diễn ra trong ba ngày: Ngày nướng bánh (Âm-Ha), ngày nhóm họ (Pa Thưng-Pa Gú), ngày lễ lên ghế. Nhà trai đưa rể sang nhà gái. Khi chú rể bước xuống cầu thang nhà mình, mọi người hát: “Xin cha mẹ tha thứ, con từ giã cha mẹ”. Khi chú rể bước tới chân cầu thang nhà gái, các bà đàng gái bưng nước rửa chân cho chú rể, trong lúc mọi người hân hoan hát vang bài hát rửa chân, và trải khăn trắng mời chú rể bước vô nhà.

Lễ đính hôn cũng rất đặc biệt. Sau khi một người có uy tín đọc xong đoạn kinh Coran nhắn nhủ chú rể tôn trọng người bạn đời thì cha cô dâu cầm tay chú rể nói: “Tôi gả đứa con gái tên là…”. Chú rể đáp: “Tôi nhận cưới...”. Khi được đưa vào phòng cô dâu, chú rể sẽ gỡ cây trâm cài trên tóc vợ, rồi cùng ngồi trên giường lắng nghe vị Imam cầu nguyện.

Trong bữa cơm của đôi tân hôn, có một đĩa cơm, một đĩa thức ăn. Bốn phụ nữ có gia đình cùng nói lời chúc mừng đôi vợ chồng trẻ và mọi người sẽ cùng bốc ăn chung. Trước lễ động phòng hoa chúc (Sen Thoa), bốn phụ nữ ấy giăng mùng, trải chiếu tiến hành lễ “lượm bạc cắc”. Người ta đặt một xô nước trong đó có 10 đồng bạc cắc.

Hai vợ chồng thò một bàn tay vào một lượt để mò bạc cắc. Ai lượm số bạc cắc nhiều hơn thì được có tiếng nói quyết định trong gia đình.

Tập tục đưa rể về nhà cô dâu không có nghĩa là người con trai lấy vợ sẽ theo chế độ ở rể, lệ thuộc vào nhà vợ. Sự thực đám cưới của người Chăm Châu Đốc chỉ có nghĩa kết hợp xây dựng vợ chồng. Hai vợ chồng trẻ thường được thu xếp cho sống trong một gian của ngôi nhà cha mẹ để làm ăn một thời gian, đến khi có tiền bạc thì sẽ cất một ngôi nhà ra riêng, chớ không sống chung trong gia đình cha mẹ vợ.

Những nét văn hóa đặc sắc này góp phần tạo nên đa sắc màu trong 54 dân tộc anh em Việt Nam.


Chú thích:

(1), (2), (3): Là các tên dựa theo các cổ thư của Trung Hoa nói về quá trình hình thành Champa.

(4): Lê Văn Khôi vốn là thổ phỉ ở Cao Bằng, trước là họ Bế, rồi đổi thành họ Nguyễn Hữu Khôi. Vì chống lại triều đình nên bị triều đình truy sát gắt gao, ông phải chạy vào Nam và đầu hàng Lê Văn Duyệt. Lê Văn Duyệt thấy ông là người giỏi võ, nên nhận làm con nuôi, đổi tên thành Lê Văn Khôi, cho Lê Văn Khôi làm chức phó vệ úy.

(5): Đua ghe Ngo là lễ hội của người Chăm Islam tại Châu Đốc. Xuất xứ của nó vốn có quan hệ mật thiết với ngành nghề đi biển truyền thống của quốc gia Champa thời xưa. Hiện nay, coi như đã hoàn toàn biến mất tại Phan Rang - Phan Rí.

Với người Chăm Châu Đốc, đua ghe Ngo là một sở trường. Người Việt và người Khmer cũng có đua ghe nhưng các tay đua thường ngồi chứ không đứng như các tay đua người Chăm. Đây là một dịp cho người Chăm các làng cùng chèo ghe đưa gia đình về xem và yểm trợ tinh thần chiếc ghe Ngo của làng mình.

Ghe Ngo vốn là cách gọi của người Khmer. Có thể trong quá trình sinh sống trên đất nước Campuchia, do sự lai tạp trong ngôn ngữ, nên người Chăm Châu Đốc đã vay mượn ngôn ngữ này của người Khmer. Ghe Ngo là một loại xuồng độc mộc, làm bằng thân cây khoét sâu trũng, mũi và lái vút lên cao.


Thanh Tú©
Tạp chí Phía Trước


Nguồn: ketnoibanbe.org, Tác giả: HanParis


(Nguoi Cham, http://www.nguoicham.com/forums/index.php?topic=1031.0 )


Khai trương 5 Blog mới kể lại những ngày hưu trí đi du lịch khắp nơi, đi, thấy, hiểu, và vui hưởng cuộc đời. Mời các bạn viếng thăm:

Việt Nam, Quê hương mến yêu

Những ngày về thăm lại quê hương

http://lthdan03.wordpress.com/


Nước Mỹ nơi tôi đang sống

Những ngày sống tại Mỹ

http://lthdan04.wordpress.com/


Những ngày hưu trí

Đi tìm hạnh phúc

http://lthdan02.wordpress.com/


Du Lịch thế giới

Thế giới dưới mắt một người Mỹ gốc Việt

http://lthdan05.wordpress.com/


Đi giang hồ với người tình trăm năm

Đi tìm hạnh phúc

http://lthdan.wordpress.com/


Mời đọc thêm: Saigon

Saigon: Hành Lang Eden (Passage Eden)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12317582

Saigon: Nhà Hát Lớn (Quốc Hội cũ)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12297992

Saigon: Hồ Con Rùa
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12265282

Saigon: Làng bưởi Biên Hòa Năm Huệ
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12122762

Chùa Giác Lâm ở Chợ Lớn
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9121781

Chùa bà Thiên Hậu ở Chợ Lớn
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9161011

Chợ Bình Tây
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9200311

Chợ Lớn
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9250581

Saigon: Bán đồ lưu niệm cho du khách quốc tế
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11936072

Saigon: Đi chợ Saigon
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11952962

Saigon: Đi tìm bóng dáng nhà ga Saigon xưa
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11968442

Saigon: Thăm dinh Độc Lập xưa
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11971262

Saigon: Bảo tàng chứng tích chiến tranh
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9934501

Saigon: Thăm Nhà Thờ Đức Bà (Vương Cung Thánh Đường)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11989922

Saigon: Thăm Nhà Bưu Điện
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12004422

Một buổi tối bình thường ở Saigon
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4351846

Về Saigon ăn trái cây Việt Nam
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4346160

Saigon nhìn từ quán Cà phê Panorama
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4259638

Công viên Tao Đàn
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4256844

Cầu Mỹ Thuận
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4245277

Về thăm lại Đại Học Sư Phạm Saigon
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4243215

Thương xá Tax ở Saigon
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4240834

Thú chơi chim của dân Saigon
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4238060

Hủ tiếu Mỹ Tho
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4236734

Nghèo mà vui
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4233321

Phở Tàu Bay
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4231097

Về Saigon ăn đám cưới
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4087700

Tình người Việt Nam
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4054618

Một buổi sáng bình thường ở Saigon
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/4045071

Thăm trường Trung Học Vỏ Trường Toản
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3220313

Về Saigon thăm lại trường Petrus Ký
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3193222

Tham quan nhà thờ Cha Tam ở Saigon
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3146835

Tham quan Việt Nam Quốc Tự
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3176694

Tham quan Chùa Xá Lợi
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3254226

Tham quan nhà thờ Huyện Sỹ
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3122793

Trường Chasseloup Laubat ở Saigon
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3101542

Saigon mùa Giáng Sinh
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9534831

Du lịch miền Tây (1): Trạm dừng chân Mekong (Mekong Rest Stop)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12581442

Du lịch miền Tây (2): Trái cây quê hương Võ Văn Kiệt
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12622212

Du lịch miền Tây (3): Chợ Vĩnh Long
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12665052

Du lịch miền Tây (4): Chợ nổi Cái Bè
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12750372

Du lịch miền Tây (5): Đi cruise trên sông Tiền
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12780952

Du lịch miền Tây (6): Thăm một làng nhỏ gần Vĩnh long
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12848592

Du lịch miền Tây (7): Đi du thuyền ngắm cảnh sông Cửu Long
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12896402

Du lịch miền Tây (8): Khu du lịch sinh thái An Bình (Vĩnh Long)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12929802

Du lịch miền Tây (9): Một đêm vui tại Cần Thơ
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12989722

Du lịch miền Tây (10): Cầu Cần Thơ
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13147902

Du lịch miền Tây (11): Một đêm vui tại Cần Thơ
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15667052

Du lịch miền Tây (12): Cầu Cần Thơ
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15754312

Du lịch miền Tây (13): Chợ nỗi Cái Răng (Cần Thơ)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15880622

Du lịch miền Tây (14): Du lịch sinh thái Cần Thơ
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15934332

Du lịch miền Tây (15): Bến Ninh Kiều (Cần Thơ)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/?id=16261562

Du lịch miền Tây (16): Du lịch miền Tây (16): Sông rạch Cần Thơ
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16611752

Du lịch miền Tây (17): Chợ Châu Đốc
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16968422

Du lịch miền Tây (18): Miếu Bà Chúa Xứ (Châu Đốc)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/17114052

Du lịch miền Tây (19): Làng nổi Châu Đốc
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/17308702


Mời đọc thêm: Du lịch miền Bắc

Du lịch miền Bắc (1): Hà Nội, Hồ Hoàn Kiếm
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9358971

Du lịch miền Bắc (2): Hà Nội, Đường Cổ Ngư xưa?
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9469971

Du lịch miền Bắc (3): Hà Nội, Hồ Tây
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9609881

Du lịch miền Bắc (4): Hà Nội, Hồ Trúc Bạch
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9635741

Du lịch miền Bắc (5): Hà Nội, Chùa Một Cột
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9683011

Du lịch miền Bắc (6): Hà Nội, Chùa Trấn Quốc
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9803511

Du lịch miền Bắc (7): Hà Nội, Văn Miếu - Quốc Tử Giám
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9933341

Du lịch miền Bắc (8): Hà Nội, Văn Hồ
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10094621

Du lịch miền Bắc (9): Hà Nội, Đền Quán Thánh
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11092161

Du lịch miền Bắc (10): Tam Cốc
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11326741

Du lịch miền Bắc (11): Tam Cốc (2)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11372921

Du lịch miền Bắc (12): Cố đô Hoa Lư, Đền Vua Đinh Tiên Hoàng
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11393241

Du lịch miền Bắc (13): Cố đô Hoa Lư, Đền Vua Lê
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11407401

Du lịch miền Bắc (14): Vịnh Hạ Long, Cầu Bãi Cháy
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11439121

Du lịch miền Bắc (15): Vịnh Hạ Long, Một buổi sáng nhiều sương mù
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11487071

Du lịch miền Bắc (16): Vịnh Hạ Long, Một cuộc đời đáng sống
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11512041

Du lịch miền Bắc (17): Vịnh Hạ Long, Động Thiên Cung
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11528411

Du lịch miền Bắc (18): Vịnh Hạ Long, Hang luồn
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11561211

Du lịch miền Bắc (19): Vịnh Hạ Long, Đảo Tuần Châu
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11572862


Mời đọc thêm: Con đường di sản miền Trung

Con đường di sản miền Trung (1): Ngủ Hành Sơn
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9294561

Con đường di sản miền Trung (2): Chùa Linh Ứng trên núi Thủy Sơn
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9340191

Con đường di sản miền Trung (3): Động Tàng Chơn
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9390161

Con đường di sản miền Trung (4): Phố cổ Hội An một chiều mưa
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9437701

Con đường di sản miền Trung (5): Chùa Cầu (Phố cổ Hội An)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9499391

Con đường di sản miền Trung (6): Trên sông Son
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9729291

Con đường di sản miền Trung (7): Đi cáp treo núi Bà Nà
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11612582

Con đường di sản miền Trung (8): Trên đỉnh Bà Nà - Núi Chúa
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11745502

Con đường di sản miền Trung (9): Một góc sông Hàn
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11780082

Con đường di sản miền Trung (10): Một buổi sáng trên bờ sông Hàn
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11819272

Con đường di sản miền Trung (11): Một đêm vui tại Danube Club
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11823442

Con đường di sản miền Trung (12): Bãi biển Mỹ Khê đẹp nhất thế giới?
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11847282

Con đường di sản miền Trung (13): Đi xích lô lang thang phố xá Đà Nẵng
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11912092

Con đường di sản miền Trung (14): Di tích lịch sử Hải Vân Quan
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12367912

Con đường di sản miền Trung (15): Một góc chợ Đông Ba
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12411822

Con đường di sản miền Trung (16): Hoàng Cung, Di sản Văn hoá Thế giới
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12483962

Con đường di sản miền Trung (17): Điện Thái Hoà, Ngai vàng của Vua Việt Nam
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12533672

Con đường di sản miền Trung (18): Hoàng hôn trên sông Hương
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13211252

Con đường di sản miền Trung (19): Chùa Thiên Mụ Huế
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13256042

Con đường di sản miền Trung (20): Du thuyền trên sông Hương
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13338202

Con đường di sản miền Trung (21): Làm Vua tại Huế
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13390012

Con đường di sản miền Trung (22): Lang thang Kinh Thành Huế
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13450922

Con đường di sản miền Trung (23): Hạ lưu Sông Thu Bồn
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13535782

Con đường di sản miền Trung (24): Bãi biển Cửa Đại (Hội An)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13573702

Con đường di sản miền Trung (25): Một khách sạn bên bờ sông Thu Bồn
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13637262

Con đường di sản miền Trung (26): Hội quán Phúc Kiến (Hội An)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13716822

Con đường di sản miền Trung (27): Nhà cổ Tấn Ký (Hội An)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13781002

Con đường di sản miền Trung (28): Tháp Xá Lợi (Ngủ Hành Sơn)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13853472

Con đường di sản miền Trung (29): Hang động Ngủ Hành Sơn
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13874582

Con đường di sản miền Trung (30): Động Huyền Không (Ngủ Hành Sơn)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13982692

Con đường di sản miền Trung (31): Chùa Tam Thai (chùa Non Nước)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14027022

Con đường di sản miền Trung (32): Bãi biển Lăng Cô đẹp nhất thế giới?
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14116952

Con đường di sản miền Trung (33): Đường hầm Hải Vân
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14178922

Con đường di sản miền Trung (34): Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14314192

Con đường di sản miền Trung (35): Lăng Khải Định
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14566442

Con đường di sản miền Trung (36): Bãi biển Mỹ Khê
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14734032

Con đường di sản miền Trung (37): Bán đảo Sơn Trà
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14789852


Mời đọc thêm: Du lịch Trung Quốc

Du lịch Trung Quốc (58): Đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng (Kỳ 1)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/17353352

Du lịch Trung Quốc (57): Xian (Tây An), cái nôi của nền văn minh thế giới
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/17209082

Du lịch Trung Quốc (56): Một bữa cơm tối thời nhà Đường (Kỳ 2)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/17116432

Du lịch Trung Quốc (55): Một bữa cơm tối thời nhà Đường (Kỳ 1)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/17076522

Du lịch Trung Quốc (54): Sở thú Trùng Khánh (Chongqing)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16974372

Du lịch Trung Quốc (53): Trùng Khánh (Chongqing)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16875432

Du lịch Trung Quốc (52): Thạch Bão Trại (Shibaozhai Temple) (Kỳ 2)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16652522

Du lịch Trung Quốc (51): Thạch Bão Trại (Shibaozhai Temple) (Kỳ 1)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16629772

Du lịch Trung Quốc (50): Nhìn mặt trời mọc trên sông Dương Tử
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16531972

Du lịch Trung Quốc (49): Hẻm núi Cù Đường (Qutang gorge)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16468492

Du lịch Trung Quốc (48): Những Tổng Thống Mỹ đã thăm viếng Trung Quốc
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16430692

Du lịch Trung Quốc (47): Tiểu Tam Hiệp (Lesser Three Gorges)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16383352

Du lịch Trung Quốc (46): Hẻm núi Vu Hiệp (Wu Gorge)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16316362

Du lịch Trung Quốc (45): Hẻm núi Tây Lăng (Xiling Gorge)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16239042

Du lịch Trung Quốc (44): Đập Tam Hiệp
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16157332

Du lịch Trung Quốc (43): Một làng nhỏ ở hẻm núi Tây Lăng
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16093202

Du lịch Trung Quốc (42): Lênh đênh trên sông Dương Tử
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/16056872

Du lịch Trung Quốc (41): Một bông hồng cho học sinh nghèo
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15946842

Du lịch Trung Quốc (40): Đi Kinh Châu (Jingzhou)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15899812

Du lịch Trung Quốc (39): Viện Bảo Tàng Thượng Hải (Shanghai Museum)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15840562

Du lịch Trung Quốc (38): Thăm viếng một xưởng dệt thảm tại Thượng Hải
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15828612

Du lịch Trung Quốc (37): Xem biểu diễn nhào lộn (Acrobat show)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15807162

Du lịch Trung Quốc (36): Thăm viếng một xưởng thêu ở Thượng Hải
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15778852

Du lịch Trung Quốc (35): Bến Thượng Hải (Bund)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15756902

Du lịch Trung Quốc (34): Bò húc bến Thượng Hải (Bund)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15727982

Du lịch Trung Quốc (33): Vườn Dự Viên (Yuyuang Garden)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15701572

Du lịch Trung Quốc (32): Phố cổ Thượng Hải (Old Shanghai)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15673202

Du lịch Trung Quốc (31): Expo Thượng Hải 2010
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15645862

Du lịch Trung Quốc (30): Một góc Thượng Hải nhìn từ cửa sổ phòng ở khách sạn
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/15620112


Mời đọc thêm: Du lịch nước Nhật

Du lịch nước Nhật (1): 9 ngày thăm viếng đảo Honshu
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12580192

Du lịch nước Nhật (2): Bảo tàng viện Edo - Tokyo
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12640142

Du lịch nước Nhật (3): Chùa Asakusa
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12668432

Du lịch nước Nhật (4): Xe kéo Việt Nam, xe kéo Nhật
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12712312

Du lịch nước Nhật (5): Hoàng Cung
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12761912

Du lịch nước Nhật (6): Phố mua sắm Ginza
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12805522

Du lịch nước Nhật (7): Công viên bờ biển Odaiba
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12851322

Du lịch nước Nhật (8): Đi du thuyền trên hồ Ashi
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12913082

Du lịch nước Nhật (9): Ōwakudani (Thung lũng sôi sục)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12939882

Du lịch nước Nhật (10): Tắm suối nước nóng
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13024762

Du lịch nước Nhật (11): Đi chụp hình núi Phú Sĩ
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13069082

Du lịch nước Nhật (12): Đồng cỏ dại dưới chân núi Phú Sĩ
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13188892

Du lịch nước Nhật (13): Khu du lịch Fuji 8 Seas
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13250912

Du lịch nước Nhật (14): Pha Lê núi Phú Sĩ
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13316642

Du lịch nước Nhật (15): Thác nước Shiraito (Shiraito Waterfall)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13370282

Du lịch nước Nhật (16): Đi xe lửa cao tốc của Nhật (Bullet Train)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13447112

Du lịch nước Nhật (17): Đi tìm Geisha ở khu phố Gion
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13504152

Du lịch nước Nhật (18): Đền Yasaka ở khu phố Gion
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13565162

Du lịch nước Nhật (19): Một khách sạn ở Kyoto
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13593202

Du lịch nước Nhật (20): Cảnh đẹp khu Arashiyama
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13666882

Du lịch nước Nhật (21): Xem trình diển thời trang Kimono
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13760372

Du lịch nước Nhật (22): Chùa Kiyomizu
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13812342

Du lịch nước Nhật (23): Phố ăn uống và mua sắm Dōtonbori (Osaka)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13857472

Du lịch nước Nhật (24): Chùa Todai-ji (Đông Đại Tự)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/13959632

Du lịch nước Nhật (25): Chợ Tàu Kobe
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14014942

Du lịch nước Nhật (26): Tham quan xưởng làm Sake
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14079282

Du lịch nước Nhật (27): Công viên Nai (Deer Park)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14154412

Du lịch nước Nhật (28): Lâu đài Osaka (Osaka Castle)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14271492

Du lịch nước Nhật (29): Ăn thịt bò Kobe
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14547262


Mời đọc thêm: Du lịch Spain và Portugal

Du lịch Spain và Portugal (01): 14 ngày tuyệt vời
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14228382

Du lịch Spain và Portugal (02): Madrid
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14546262

Du lịch Spain và Portugal (03): Toledo Di sản Văn hoá Thế giới
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14591692

Du lịch Spain và Portugal (04): Cung điện Vua Hồi giáo (Alhambra)
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14594402

Du lịch Spain và Portugal (05): Alhambra, di sản thế giới kỳ 2
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14610842

Du lịch Spain và Portugal (06): Hải cảng Málaga
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14615372

Du lịch Spain và Portugal (07): Tắm biển Costa Del Sol
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14661982

Du lịch Spain và Portugal (08): Tham quan Ronda
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14668222

Du lịch Spain và Portugal (09): Một ngày vui ở Gibraltar
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14693062

Du lịch Spain và Portugal (10): Tham quan Seville
http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/14694722

Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/17670842

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến