Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2010

Loay hoay du lịch đồng bằng

Mời xem trước khi đọc bài này:


Vấn đề & Sự kiện: Một “nhạc trưởng” cho du lịch đồng bằng





Vũ Thống Nhất



Tính đến nay toàn vùng mới chỉ có 4 địa phương là An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Kiên Giang là thu hút được các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực du lịch với 5 dự án và vốn đầu tư đăng ký là 21,88 triệu USD. Trong khi đó miền Bắc có 64 dự án – 1.384.101.748 USD; miền Trung 56 dự án – 627.885.542 USD.



Đến nay, ĐBSCL, vùng châu thổ độc đáo đầy kỳ thú bởi hai nhánh của sông Mekong huyền thoại vẫn là vùng trũng trên bản đồ du lịch cả nước. Loạt bài này tìm hiểu phần nào những thiếu sót bất cập dẫn đến hiện tượng đó.


4Mblog29


1


Hấp dẫn phương Nam khởi nguồn từ văn hoá



Du lịch bao giờ cũng là văn hóa, là trao đổi văn hóa. Du lịch ĐBSCL cạnh tranh bằng gì nếu không phải từ việc khai thác văn hoá Việt, văn hoá bản địa một cách bài bản, tinh tế, chuyên nghiệp?



Vẻ đẹp đất chín Rồng


4DANTOC


Trên nền chung của văn hóa dân tộc, mỗi vùng, mỗi miền với những đặc điểm riêng (tự nhiên, sinh thái, tộc người…) đã hình thành nên một bản sắc. ĐBSCL là vùng đa dân tộc, đa văn hoá, đa tôn giáo, “bước chân ra ngõ là gặp lễ hội”; có hệ thống sông rạch, cồn bãi kỳ thú cùng khí hậu quanh năm trong lành thoáng mát. Hình ảnh đồng bằng rất bắt mắt, hấp dẫn du khách Tây Âu, Bắc Mỹ, Italia… “Chỉ bán khí trời cũng giàu rồi”, một nhà đầu tư Nhật khi khảo sát 5 cồn dọc sông Hậu đã xuýt xoa.


2cogaiquacauRachMieu


Vẻ đẹp chín Rồng sẽ không “tiềm ẩn” mà lung linh, quyến rũ hơn rất nhiều nếu được ngành du lịch “bóc tách”, khai thác đúng tầm những tài sản vật chất, nhân văn đã kiến tạo nên văn hoá nơi đây. Những ngôi nhà cổ trầm tư bên dòng Mekong huyền thoại, dãy Cấm Sơn chập chùng miền biên viễn, biển Phú Quốc xanh thẳm “Thiên đường chốn trần gian”… Những thiếu nữ Chăm Châu Giang mắt đen huyền mượt mà, sâu lắng, chơi vơi giai điệu trên sóng nước Bình Thiên cùng những ngôi nhà sàn hình chữ Y với cây đòn dông gác theo trục Ðông – Tây đón khách chứ không theo hướng thần đạo Bắc – Nam như nhà người Việt, người Hoa. Ẩm thực Nam bộ vẫn luôn chứa đựng cả một thế giới sản vật chan hòa chất liệu, màu sắc, vẫn mang trong mình hơi thở của vườn rộng sông dài; không chỉ liên kết không gian, thời gian; truyền thống, hiện đại mà cả tâm linh, tư tưởng con người nữa…


Comdienchu_motsanphamdulichduocuachuongtaiCT


Tour du lịch khám phá mùa nước nổi chính thức được bán từ năm ngoái khi Công ty CPDV lữ hành An Giang liên kết với Bến Thành Tourits thể hiện sự năng động trong khai thác thế mạnh riêng biệt của mình. Mùa nước nổi tạo ra “Bí tàng” của trời Nam, “bản sắc” sông nước Nam bộ. Trên biển nước bao la đó là sự trỗi dậy của nhịp sống sôi động sáng tạo, bền bỉ, lạc quan phóng khoáng… “Tiếng vọng từ đồng nước” đã lan xa, làm khắc khoải, thúc dục bao người tha phương xa xứ. “Đây là tour có tiềm năng rất lớn, chỉ có ở đất phương Nam. Bà con Việt Kiều nôn nao đăng ký nhiều lắm”, anh Nguyễn Minh Quyền, Phó Giám đốc Trung tâm lữ hành Benthanh Tourits cho biết. “Lễ hội Văn hoá – Thể thao mùa nước nổi” tại An Giang những năm gần đây khẳng định “mùa sinh lợi”, ăn nên làm ra và là thông điệp đậm chất nhân văn về những Sơn Tinh thời hiện đại.


4Mblog24





Những sản phẩm du lịch đặc thù như lễ hội, chợ nổi, chèo ghe trên sông rạch, thăm vườn trái cây, thưởng thức đờn ca tài tử, ẩm thực thời khẩn hoang… góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho châu thổ này.



Comthuongho_motsanphamdulichtaiCanTho


4Mblog05


Văn hóa bản địa tạo thế cạnh tranh


“Tại đây có 13 bản photocoppy; chỉ cắt, dán chút đỉnh”, ông Bảy Đ, Giám đốc một Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại – Du lịch trong vùng thừa nhận. Suốt thời gian dài, điệp khúc “lên xuồng, xuống ghe, vô vườn, nghe đờn ca tài tử” vẫn ngân dài trải khắp khu vực; loay hoay trong đơn điệu, trùng lắp, nhàm chán bởi “đi một nơi biết cả vùng”. Người ta chỉ tập trung khai thác những gì có sẵn từ thiên nhiên và hầu như không tái đầu tư cho những sản phẩm du lịch mới. Rõ ràng ngành du lịch từng địa phương chưa khai thác được, chưa khai thác hết, chưa đẩy hết “bản sắc” thành sản phẩm du lịch chứa đựng chất xám văn hóa của riêng mình; thậm chí có khi người ta lãng quên hay “xử lý” các giá trị văn hoá còn đơn giản, hành chánh; vô tình tự tước đoạt “ưu thế cạnh tranh” độc đáo của chính mình.


DSC_0134



Chợ nổi Ngã bảy (Hậu Giang) tồn tại cả trăm năm, “Thương trường lộ thiên kỳ diệu, là sự bùng nổ của sắc màu, âm thanh, hương vị thiên nhiên, con người mang đậm sắc thái Việt” như một nhà nghiên cứu văn hóa người Australia tấm tắc đột nhiên “mất tích” (với lý do ách tắc giao thông, rác thải…) khiến nhiều người ngỡ ngàng, tức tưởi. Ở dải đất cuối trời Nam, có chợ nổi nào “nổi” hơn chợ nổi Ngã bảy? Ẩn sâu trong chợ nổi chính là văn hóa, tầng sâu văn hóa bản địa, là biểu tượng, “hồn” của văn hóa sông nước 300 năm. Chợ nổi lưu dấu bước chân tiền nhân, nối quá khứ với hiện tại; thói quen, tập quán và cả sáng tạo văn hóa kinh tế thương hồ thời mở cõi đã hơn thế kỷ trên vùng đất mới. Thời hội nhập địa danh này xuất hiện trên hầu hết các Website du lịch, sách hướng dẫn du lịch trong ngoài nước. Năm 1992, bàng hoàng trước vẻ đẹp sống động này, Jacques Yves Cousteau, thuyền trưởng tàu Calypso nổi tiếng đã phải dùng thủy phi cơ bay trên độ cao hơn trăm mét cùng 4 ca nô chuyên dùng tỏa ra khắp các điểm chợ để làm bộ phim tài liệu đặc sắc phát trên 100 đài truyền hình trên thế giới. “Đây là khu chợ nổi độc đáo của thế giới, cần giữ gìn, phát huy”, ông nhắn nhủ lại. Vậy mà… Nhìn cảnh sung túc của chợ nổi “nhân tạo” Damnoen Saduak (Thái Lan) càng thêm xót xa cho “chợ chiều” Ngã bảy. Damnoen Saduak chỉ họp trên các kênh đào nhỏ hẹp, không khoáng đạt, hoà nhập thiên nhiên, không có những chiếc “bẹo” độc đáo như chợ nổi Việt Nam nhưng đậm đặc văn hoá Thái, cuốn hút khách du lịch trên toàn thế giới. Những chiếc ghe vuông bằng mũi hay nón lá rộng vành đặc trưng đến nông sản, trái cây, gia vị, hoa rồi mặt nạ, tượng boxing Thái và cả massage Thái cổ truyền ngay tại chợ…


thanh (5)



Nhà cổ Bình Thủy – Cần Thơ (26/1A đường Bùi Hữu Nghĩa), 1/10 lý do khách đến ĐBSCL nhiều năm nay “cắn răng” chịu xuống cấp. Để chọn được ngôi nhà phù hợp cho bộ phim nổi tiếng “Người tình”, đạo diễn JJ.Annaud cùng nhóm làm phim đã rong ruổi khắp ba miền, “đốt” hàng trăm cuốn phim và cuối cùng dừng bước tại đây. Là một vùng điển hình của cư dân trồng lúa nước nhưng lễ hội Thần nông truyền thống có từ buổi sơ khai mở đất với chu kỳ dần xoay theo nhịp thời tiết, mùa màng và nhịp sống của nông dân hầu như không thấy trong các tour du lịch đất chín Rồng? Đâu rồi “Đêm trắng Thác Côn” của dân làng Khmer An Trạch (Sóc Trăng), nơi có nghi thức cúng dừa với cảnh tượng ngoạn mục hiếm thấy ở bất kỳ lễ hội nào trong bối cảnh giao thoa văn hoá giữa các dân tộc anh em? Xe lôi, phương tiện giao thông “độc nhất vô nhị” khắp dải chữ S liệu có thể phục dựng trước nhu cầu khá cao của khách phương xa? Toàn vùng chỉ có Bến Tre tạo được dấu ấn riêng qua việc khai thác thế mạnh cây dừa thành sản phẩm du lịch…  Luận văn Tiến sĩ “Nghệ thuật trong sinh học” chuyên về “các loại đàn từ cây cỏ” (nhạc cụ đờn ca tài tử) của một sinh viên Mỹ cho thấy chúng ta vẫn chưa khai thác hết giá trị kho tàng văn hoá ông cha để lại.


lehoiduagheoocombok



Vì sao mặt bến giá trị hơn mặt tiền trên lộ? Trong bữa ăn của các gia đình hằng sản ngày xưa gia chủ ngồi ở vị trí nào? Phòng khách của người phương Nam sao thường rộng hơn (tỉ lệ) phòng khách ngoài Trung ngoài Bắc? Hòn non bộ sao lại đặt giữa sân, ngay mặt tiền ngôi nhà? Nhà chữ đinh; nhà xếp đọi, nối đọi, sóc đọi…hình thù ra sao, loại cư dân nào sống trong đó? “mắt thuyền” sông nước miền Tây có bao nhiêu loại?.. Việc không hiểu biết hay không hiểu hết các giá trị văn hoá trong sản phẩm du lịch từ chính những người làm du lịch khiến khách hụt hẫng, làm giảm sự hấp dẫn, ưu thế cạnh tranh rất rõ rệt.


Cho noi Nga Nam



Đường đi ngay dưới chân mình


Muốn tạo ra “hàng độc” chắc chắn ngành du lịch phải chịu khó, năng động, tăng lượng “chất xám” cho sản phẩm từ việc khai thác, chắt lọc nét riêng độc đáo, bản sắc (vật thể, phi vật thể) của mình và giữ cho được tính chân thực của bản sắc đó. Việc chọn lọc, phục hồi các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể (đã và chưa được công nhận), các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian, ngành nghề thủ công sẽ tạo được hiệu ứng tốt thu hút khách du lịch, nâng cao đời sống dân sinh. Loại hình đờn ca tài tử chuẩn bị được trình cho UNESCO thông qua là Di sản văn hóa thế giới là dịp để ngành du lịch tính toán lại giới thiệu trong các điểm du lịch sao cho chuyên nghiệp, bài bản hơn; không chỉ đưa ra vài lời giới thiệu, vài ba cây đàn cùng một hai giọng ca “chưa tới bến”…


Ca tai tu


Môi trường cạnh tranh du lịch càng khốc liệt thì càng phải tạo nên những giá trị khác biệt. Mấy năm trước, chỉ mấy con đom đóm bên bờ rạch ở Cần Thơ đã hút hồn bao du khách Nhật cho thấy cách sinh hoạt, phong tục tập quán, truyền thuyết, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống…chính là nguồn cung cấp sản phẩm du lịch độc đáo nếu người làm tour “tinh ý” và có sự hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia văn hóa. Một đội ngũ nhân lực du lịch chuyên nghiệp, chuyên sâu và tâm huyết sẽ thúc đẩy sự năng động sáng tạo, làm đa dạng hoá sản phẩm du lịch. Trang bị đầy đủ kiến thức về văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng cho đội ngũ thiết kế tour, hướng dẫn viên và sinh viên chuyên ngành bởi chính cách ứng xử của con người với văn hoá mới là điều quyết định để tạo nên sức hấp dẫn. Bên cạnh sự quan tâm hơn của Tổng cục du lịch, chính quyền địa phương cùng nguồn kinh phí thỏa đáng, để sản phẩm mang tính bền vững người dân phải là chủ thể trong chuỗi giá trị và được sẻ chia quyền lợi hợp lý. Hẳn nhiên, những điều ấy phải được thực hiện một cách bài bản, có tổ chức, quy hoạch.


tour_conphung00011


Thời gian và tiền bạc rồi sẽ tạo ra dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, đường xá…) nhưng không có công cụ nào đủ sức tạo nên giá trị lịch sử – văn hóa và chính yếu tố này sẽ mang lại nét đặc biệt, sự độc đáo, nổi bật của sản phẩm du lịch. Một vị quan chức du lịch Thái Lan đã “hỏi nhỏ” anh bạn trong một lần sang đất Thái: Du lịch Việt Nam có kế hoạch gì, điểm nhấn nào để thu hút khách nước ngoài? Công ty bạn có sản phẩm nào cạnh tranh, “đối đầu” với sản phẩm Thái? Du lịch ĐBSCL (và Việt Nam) cạnh tranh bằng gì nếu không phải từ việc khai thác văn hoá Việt, văn hoá bản địa một cách bài bản, tinh tế, chuyên nghiệp?


Ghe hang tren song


2


Ai vẽ bức tranh đồng bằng?


Ai cũng biết, ai cũng nhận thấy liên kết hợp tác sẽ tạo ra sản phẩm mới, sức mạnh mới nhưng hầu như ai cũng chỉ ca một bài “Ngày mai em đi”.



Phát triển du lịch ĐBSCL vẫn mang tính tự phát, chưa có khảo sát, quy hoạch một cách hệ thống. Năm 2008, toàn vùng chỉ đón trên 1,2 triệu lượt khách quốc tế chiếm 9,4% tổng lượng khách quốc tế cả nước và 8 triệu lượt khách nội địa chiếm khoảng 14% tổng lượng khách cả nước. Giai đoạn 2001-2009, lượng khách du lịch đến ĐBSCL chỉ gia tăng với tốc độ 12,5% /năm; thu nhập từ du lịch còn thấp chỉ chiếm gần 3% so với cả nước.



mykhanh080412_260


Đèn ai nấy rạng


Trung tuần tháng 2-2009, Hiệp hội Du lịch Thái Lan – TAT tài trợ cho các Công ty du lịch, hãng lữ hành, Hội Nông dân (HND) các tỉnh thành ĐBSCL chuyến khảo sát nhằm xây dựng tour du lịch chuyên đề nông nghiệp bằng đường bộ xuyên qua ba quốc gia. Điểm đến là “Thiên đường ẩn giấu”, “Vương quốc trái cây”, tỉnh Chanthaburi, nơi có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng khá tương đồng với ĐBSCL. Trung tâm nghiên cứu việc làm vườn Chanthaburi có bộ sưu tập 20 ngàn loài cùng nhiều dự án nghiên cứu và phát triển giống cây, trái cây, hoa, thảo mộc. Vườn trái cây Suphattra Land với hàng chục loại cây ăn trái nhiệt đới giá trị cao cùng những trang trại (tư nhân) rộng cả ngàn ha thiết kế đẹp như những “vườn quốc gia”; các mô hình nuôi cá, nuôi tôm… Ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch HND Long An, thành viên trong đoàn nhận xét tour này rất cần thiết, “nếu cần ta “xã hội hóa” kinh phí để hỗ trợ cho người nông dân, cán bộ quản lý nông nghiệp đi tham quan, học hỏi. Khi tour đã định hình có thể thu hút cả khách phía Bắc bởi cầu hàng không Hà Nội – Cần Thơ đã khai thông”. Sau đó lại thêm cuộc họp nữa, tại Cần Thơ, đi vào chi tiết nhằm liên kết xây dựng “Một giá – Một sản phẩm – Một dịch vụ”; Hà Tiên sẽ là điểm tập kết, du lịch Kiên Giang “cầm chịch”, nối kết các đơn vị. Nhưng Tour này vẫn…“bèo dạt mây trôi”.


Dukhach


“Hợp tác mới tồn tại”, có đại biểu bức xúc trong một hội nghị phát triển du lịch vùng. 10/13 tỉnh, thành trong khu vực đã ký kết hợp tác với TP. HCM, trong đó Cần Thơ ký kết với 10 tỉnh trong khu vực và TP. HCM, Hà Nội. Tuy nhiên, dự án thành công không nhiều còn lại phải ngậm ngùi “đứt gánh giữa đường” hoặc chỉ nằm trên giấy như khai thác khu du lịch Ao Bà Om (Bến Tre – Trà Vinh), biển Ba Động (Trà Vinh – Cần Thơ)… Ngay Năm Du lịch Quốc gia – Mekong Cần Thơ 2008, dù danh mục dày đặc sự kiện các tỉnh nhưng hầu như chỉ tập trung tại Cần Thơ; không có công ty lữ hành nào đưa khách về cho địa phương mình được! Điều này phản ánh sự rời rạc, “mạnh ai nấy làm”, chưa thấy “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt qua việc điều hành, khai thác, kết nối tour tuyến trong vùng.


Du khach tren cho noi


Hơn 90% lượng khách khai thác được chủ yếu qua các đơn vị TP. Hồ Chí Minh, Giám đốc một Trung tâm hướng dẫn điều hành du lịch xác nhận. Dựng tour, nối tuyến (lữ hành) phải dựa quá nhiều từ bên ngoài là điểm yếu phổ biến của du lịch ĐBSCL. Do vậy các nơi vẫn chỉ “loanh quanh” với cái sẵn có (tài nguyên), dịch vụ tại chỗ. Việc “bắt tay” trong thời gian qua chỉ mang lại một số kết quả nhất định trong trao đổi thông tin, kinh nghiệm quản lý, bồi dưỡng nhân lực; xúc tiến quảng bá… Theo nhiều người, con số đón gần 7,5 triệu lượt khách, chiếm 77,63% tổng số khách; doanh thu đạt hơn 882 tỉ đồng, chiếm 58% tổng doanh thu cả vùng của Cần Thơ – An Giang – Kiên Giang – Cà Mau sau 1 năm hợp tác (Hiệp hội du lịch ĐBSCL – 8/2010) vẫn nặng về “tăng trưởng “cơ học” từng địa phương, chưa thể hiện rõ kết quả của sự liên kết”.


Cung cấp cùng một sản phẩm, liên kết không hiệu quả tất yếu dẫn đến hiện tượng đơn điệu, trùng lắp; thương hiệu, bản sắc riêng cho chính mình và toàn vùng không đậm nét. Nhìn trên tổng thể, đó là sự “giẫm nhau” về mặt tư duy, “đèn ai nấy rạng”.


DSC_0114


Chia xẻ quyền lợi hợp lý, chuyện phải tính


Việc liên kết được kêu gọi cả chục năm nay, trong hàng chục hội nghị hội thảo “đa cấp đa ngành” lớn nhỏ. Quan chức địa phương, những người làm du lịch ai cũng biết, ai cũng nhận thấy liên kết hợp tác sẽ tạo ra sản phẩm mới, sức mạnh mới, đa dạng, hấp dẫn hơn, kéo dài số ngày lưu trú của khách… nhưng đến nay hầu như ai cũng chỉ ca bài “Ngày mai em đi”.


Có người cho rằng liên kết du lịch trong vùng còn hạn chế do ĐBSCL cơ cấu ngành nghề nhỏ lẻ, tự phát, nặng về tư duy tiểu nông “làng xã”, “cây nhà lá vườn”; nhân lực còn yếu, chưa đúng tầm; địa hình chia cắt nhiều do sông rạch, cầu cống, các tuyến đường ngang chưa phát triển…“Không chỉ có thiếu đường giao thông, ngay cả chất lượng các quốc lộ cũng chưa được mở rộng đúng mức. Các con đường dẫn đến Trà Vinh (quốc lộ 53), An Giang (quốc lộ 91), Kiên Giang (quốc lộ 80) đều nhỏ hẹp vừa đủ 2 xe tránh nhau trong khi lưu lượng xe và cả dân số đều đã tăng hơn ngày xưa rất nhiều lần…” (Ông Lê Thanh Quý – Giám đốc Khách sạn liên doanh Sài Gòn – Cần Thơ). v..v.. Nội lực phải mạnh mới hy vọng mở rộng, kết nối và được người nối kết chấp nhận. Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang…dù được đánh giá “mạnh” nhưng vẫn chưa đủ lực hút.


MDECtaiPQ28_3_2010


“Quan trọng nhất là ngay khi xây dựng giá tour nền đã không chia xẻ quyền lợi được. Chúng tôi là những người trực tiếp làm tour, không nặng lý thuyết mà là tính hiệu quả, trước tiên là áp lực cho ngân sách địa phương”, H. lãnh đạo một công ty lữ hành khẳng định. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh quyết liệt hiện nay hiệu quả và quyền lợi rõ ràng, hợp lý là mấu chốt để hợp tác thành công. Điều “tế nhị” này lại ít được mọi người nhắc đến, đưa ra công khai. Tour du lịch nông nghiệp đường bộ tại Kiên Giang (phần đầu bài viết) dù mang tính tích cực cao nhưng vẫn không thành công nguyên nhân chính cũng là đây. Liên kết mà nơm nớp sợ mình bị hớ, bị thiệt thòi…nên tốt nhất chọn giải pháp an toàn, “ta về ta tắm ao ta”. Mặt khác, “ĐBSCL hiện nay không còn là 13 công ty du lịch chạy theo “kế hoạch” mà có cả trăm công ty, trong đó các công ty cổ phần hoạt động theo cơ chế độc lập, Hội đồng quản trị tự quản tự quyết”, Giám đốc một đơn vị du lịch Bến Tre phân tích. Điều này giải thích vì sao khá nhiều dự án liên kết được các sở VHDLTT thống nhất với nhau nhưng đưa xuống không triển khai được.



Một “nhạc trưởng”, một “cơ chế điều phối cấp vùng” là điều rất cần thiết. Tổng cục du lịch thì “xa”, nặng về chỉ đạo phương hướng, vai trò điều phối toàn vùng chưa rõ, không giải quyết kịp thời bức xúc của doanh nghiệp. Hiệp hội du lịch ĐBSCL (MDTA) được thành lập hơn 1 năm nay, mục tiêu đặt ra ngay khi vận động “xem như đã có một cấu trúc cho việc liên kết, trên cơ sở đó, các địa phương sẽ “phân công” nhiệm vụ cùng phát triển du lịch ĐBSCL vừa có tính riêng biệt, chuyên sâu vừa có tính phối hợp liên hoàn” đến nay vẫn quá mờ mịt. Trong khi đó du lịch miền Trung đã chủ động tổ chức liên tiếp tại Cần Thơ – Đà Nẵng nhiều chương trình, hội nghị hội thảo, Famrip và vận động mở cả đường bay trực tiếp tới Cần Thơ nhằm nối kết du lịch giữa hai miền. Các doanh nghiệp mong muốn khi tham gia MDTA không chỉ đóng tiền để trở thành hội viên, hội họp mà phải được bảo vệ, mang đến quyền lợi thiết thực cho họ.



Tour liên vùng, hướng đi nên có


“Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” đã được ký duyệt (Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL – 3/2010) là một thuận lợi cho việc liên kết, phát triển du lịch châu thổ. Nhưng đây cũng chỉ là hành lang pháp lý, là “điều kiện cần” bởi sự liên kết phụ thuộc vào chính những người trong cuộc.


bando_DBSCL_4MDT


Một Ban điều phối cấp vùng hoạt động thiết thực, hiệu quả chính là bước đột phá để liên kết. “Văn phòng Hiệp hội Du lịch Thái Lan” tại Chanthaburi là 1/25 văn phòng được đặt trên toàn nước Thái nhằm giúp ngành du lịch trong khu vực tiếp nhận đầy đủ thông tin; giới thiệu doanh nghiệp du lịch, khai thác hàng thủ công, sản phẩm địa phương rộng rãi hơn; xây dựng chiến lược tiếp thị, hợp tác, phát triển… Nhiệm vụ chính của Văn phòng không phải là kinh doanh mà là điều phối và liên kết. Mô hình này được nhiều doanh nghiệp du lịch ĐBSCl rất chú ý.


“Miếng bánh phải được chia xẻ hợp lý. Chúng ta chưa tin nhau, chưa “đánh bài ngửa” làm sao bắt tay nhau”, nhiều vị phụ trách lữ hành cùng nhận xét. Sự phóng khoáng, chân tình “Tứ hải giai huynh đệ” của người miền Tây rất cần để tiến tới những thoả thuận hiệu quả. Ký kết hợp tác dựa trên quy hoạch đề án (Bộ VHTTDL), tiềm năng thế mạnh, trong đó các doanh nghiệp nắm vị trí chủ chốt; từ đó phân công cụ thể để đầu tư từng tour sao có hiệu quả. Bên cạnh một đội ngũ nhân lực chuyên sâu du lịch ĐBSCL rất cần những người có tầm nhìn xa, không nặng tư tưởng “mì ăn liền”, cởi bỏ tâm lý ngán ngại, sợ “nặng việc” với tư duy hợp tác trong cạnh tranh lành mạnh sẽ tôn vinh thế mạnh, bổ xung điểm yếu của mình. Và điều quan trọng nhất, để liên kết hiệu quả, bền vững vẫn là Nhà nước thể hiện vai trò rõ hơn trong phân chia lợi ích để không chỉ quyền lợi của “nhà làm Tour” mà cả người dân được đảm bảo.


DSC_0028


Các tour chuyên đề xuyên vùng (nhà cổ: Long An – Đồng Tháp – Bến Tre – Cần Thơ – Bạc Liêu; biển: Tiền Giang – Trà Vinh – Kiên Giang – Cà Mau; mùa nước nổi: An Giang – Đồng Tháp hay tour mới “Con đường khẩn hoang mở cõi”…) sẽ tránh được sự trùng lắp. Nhanh chóng định hình, tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch vùng cũng là điều cần thiết…


Chú trọng liên kết nội vùng nhưng để nâng tầm, du lịch ĐBSCL sẽ hợp tác sâu hơn với các trung tâm du lịch lớn trong nước như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng cũng như ưu tiên liên kết với các nước tiểu vùng sông Mekong (Cămpuchia, Thái Lan…) bằng đường bộ và đường thuỷ.




Loay hoay du lịch đồng bằng

Đến nay, ĐBSCL, vùng châu thổ độc đáo đầy kỳ thú bởi hai nhánh của sông Mekong huyền thoại vẫn là vùng trũng trên bản đồ du lịch cả nước. Loạt bài này tìm hiểu phần nào những thiếu sót bất cập dẫn đến hiện tượng đó.

Bài 1

Hấp dẫn phương Nam khởi nguồn từ văn hoá

Du lịch bao giờ cũng là văn hóa, là trao đổi văn hóa. Du lịch ĐBSCL cạnh tranh bằng gì nếu không phải từ việc khai thác văn hoá Việt, văn hoá bản địa một cách bài bản, tinh tế, chuyên nghiệp?

Vũ Thống Nhất

Vẻ đẹp đất chín Rồng

Trên nền chung của văn hóa dân tộc, mỗi vùng, mỗi miền với những đặc điểm riêng (tự nhiên, sinh thái, tộc người…) đã hình thành nên một bản sắc. ĐBSCL là vùng đa dân tộc, đa văn hoá, đa tôn giáo, “bước chân ra ngõ là gặp lễ hội”; có hệ thống sông rạch, cồn bãi kỳ thú cùng khí hậu quanh năm trong lành thoáng mát. Hình ảnh đồng bằng rất bắt mắt, hấp dẫn du khách Tây Âu, Bắc Mỹ, Italia… “Chỉ bán khí trời cũng giàu rồi”, một nhà đầu tư Nhật khi khảo sát 5 cồn dọc sông Hậu đã xuýt xoa.

Vẻ đẹp chín Rồng sẽ không “tiềm ẩn” mà lung linh, quyến rũ hơn rất nhiều nếu được ngành du lịch “bóc tách”, khai thác đúng tầm những tài sản vật chất, nhân văn đã kiến tạo nên văn hoá nơi đây. Những ngôi nhà cổ trầm tư bên dòng Mekong huyền thoại, dãy Cấm Sơn chập chùng miền biên viễn, biển Phú Quốc xanh thẳm “Thiên đường chốn trần gian”… Những thiếu nữ Chăm Châu Giang mắt đen huyền mượt mà, sâu lắng, chơi vơi giai điệu trên sóng nước Bình Thiên cùng những ngôi nhà sàn hình chữ Y với cây đòn dông gác theo trục Ðông – Tây đón khách chứ không theo hướng thần đạo Bắc – Nam như nhà người Việt, người Hoa. Ẩm thực Nam bộ vẫn luôn chứa đựng cả một thế giới sản vật chan hòa chất liệu, màu sắc, vẫn mang trong mình hơi thở của vườn rộng sông dài; không chỉ liên kết không gian, thời gian; truyền thống, hiện đại mà cả tâm linh, tư tưởng con người nữa…

Tour du lịch khám phá mùa nước nổi chính thức được bán từ năm ngoái khi Công ty CPDV lữ hành An Giang liên kết với Bến Thành Tourits thể hiện sự năng động trong khai thác thế mạnh riêng biệt của mình. Mùa nước nổi tạo ra “Bí tàng” của trời Nam, “bản sắc” sông nước Nam bộ. Trên biển nước bao la đó là sự trỗi dậy của nhịp sống sôi động sáng tạo, bền bỉ, lạc quan phóng khoáng… “Tiếng vọng từ đồng nước” đã lan xa, làm khắc khoải, thúc dục bao người tha phương xa xứ. “Đây là tour có tiềm năng rất lớn, chỉ có ở đất phương Nam. Bà con Việt Kiều nôn nao đăng ký nhiều lắm”, anh Nguyễn Minh Quyền, Phó Giám đốc Trung tâm lữ hành Benthanh Tourits cho biết. “Lễ hội Văn hoá – Thể thao mùa nước nổi” tại An Giang những năm gần đây khẳng định “mùa sinh lợi”, ăn nên làm ra và là thông điệp đậm chất nhân văn về những Sơn Tinh thời hiện đại.

Những sản phẩm du lịch đặc thù như lễ hội, chợ nổi, chèo ghe trên sông rạch, thăm vườn trái cây, thưởng thức đờn ca tài tử, ẩm thực thời khẩn hoang… góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho châu thổ này.

Văn hóa bản địa tạo thế cạnh tranh

“Tại đây có 13 bản photocoppy; chỉ cắt, dán chút đỉnh”, ông Bảy Đ, Giám đốc một Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại – Du lịch trong vùng thừa nhận. Suốt thời gian dài, điệp khúc “lên xuồng, xuống ghe, vô vườn, nghe đờn ca tài tử” vẫn ngân dài trải khắp khu vực; loay hoay trong đơn điệu, trùng lắp, nhàm chán bởi “đi một nơi biết cả vùng”. Người ta chỉ tập trung khai thác những gì có sẵn từ thiên nhiên và hầu như không tái đầu tư cho những sản phẩm du lịch mới. Rõ ràng ngành du lịch từng địa phương chưa khai thác được, chưa khai thác hết, chưa đẩy hết “bản sắc” thành sản phẩm du lịch chứa đựng chất xám văn hóa của riêng mình; thậm chí có khi người ta lãng quên hay “xử lý” các giá trị văn hoá còn đơn giản, hành chánh; vô tình tự tước đoạt “ưu thế cạnh tranh” độc đáo của chính mình.

Chợ nổi Ngã bảy (Hậu Giang) tồn tại cả trăm năm,  “Thương trường lộ thiên kỳ diệu, là sự bùng nổ của sắc màu, âm thanh, hương vị  thiên nhiên, con người mang đậm sắc thái Việt” như một nhà nghiên cứu văn hóa người Australia tấm tắc đột nhiên “mất tích” (với lý do ách tắc giao thông, rác thải…) khiến nhiều người ngỡ ngàng, tức tưởi. Ở dải đất cuối trời Nam, có chợ nổi nào “nổi” hơn chợ nổi Ngã bảy? Ẩn sâu trong chợ nổi chính là văn hóa, tầng sâu văn hóa bản địa, là biểu tượng, “hồn” của văn hóa sông nước 300 năm. Chợ nổi lưu dấu bước chân tiền nhân, nối quá khứ với hiện tại; thói quen, tập quán và cả sáng tạo văn hóa kinh tế thương hồ thời mở cõi đã  hơn thế kỷ trên vùng đất mới. Thời hội nhập địa danh này xuất hiện trên hầu hết các Website du lịch, sách hướng dẫn du lịch trong ngoài nước. Năm 1992, bàng hoàng trước vẻ đẹp sống động này, Jacques Yves Cousteau, thuyền trưởng tàu Calypso nổi tiếng đã phải dùng thủy phi cơ bay trên độ cao hơn trăm mét cùng 4 ca nô chuyên dùng tỏa ra khắp các điểm chợ để làm bộ phim tài liệu đặc sắc phát trên 100 đài truyền hình trên thế giới. “Đây là khu chợ nổi độc đáo của thế giới, cần giữ gìn, phát huy”, ông nhắn nhủ lại. Vậy mà…Nhìn cảnh sung túc của chợ nổi “nhân tạo” Damnoen Saduak (Thái Lan) càng thêm xót xa cho “chợ chiều” Ngã bảy. Damnoen Saduak chỉ họp trên các kênh đào nhỏ hẹp, không khoáng đạt, hoà nhập thiên nhiên, không có những chiếc “bẹo” độc đáo như chợ nổi Việt Nam nhưng đậm đặc văn hoá Thái, cuốn hút khách du lịch trên toàn thế giới. Những chiếc ghe vuông bằng mũi hay nón lá rộng vành đặc trưng đến nông sản, trái cây, gia vị, hoa rồi mặt nạ, tượng boxing Thái và cả massage Thái cổ truyền ngay tại chợ…

Nhà cổ Bình Thủy – Cần Thơ (26/1A đường Bùi Hữu Nghĩa), 1/10 lý do khách đến ĐBSCL nhiều năm nay “cắn răng” chịu xuống cấp. Để chọn được ngôi nhà phù hợp cho bộ phim nổi tiếng “Người tình”, đạo diễn JJ.Annaud cùng nhóm làm phim đã rong ruổi khắp ba miền, “đốt” hàng trăm cuốn phim và cuối cùng dừng bước tại đây. Là một vùng điển hình của cư dân trồng lúa nước nhưng lễ hội Thần nông truyền thống có từ buổi sơ khai mở đất với chu kỳ dần xoay theo nhịp thời tiết, mùa màng và nhịp sống của nông dân hầu như không thấy trong các tour du lịch đất chín Rồng? Đâu rồi “Đêm trắng Thác Côn” của dân làng Khmer An Trạch (Sóc Trăng), nơi có nghi thức cúng dừa với cảnh tượng ngoạn mục hiếm thấy ở bất kỳ lễ hội nào trong bối cảnh giao thoa văn hoá giữa các dân tộc anh em? Xe lôi, phương tiện giao thông “độc nhất vô nhị” khắp dải chữ S liệu có thể phục dựng trước nhu cầu khá cao của khách phương xa? Toàn vùng chỉ có Bến Tre tạo được dấu ấn riêng qua việc khai thác thế mạnh cây dừa thành sản phẩm du lịch… Luận văn Tiến sĩ “Nghệ thuật trong sinh học” chuyên về “các loại đàn từ cây cỏ” (nhạc cụ đờn ca tài tử) của một sinh viên Mỹ cho thấy chúng ta vẫn chưa khai thác hết giá trị kho tàng văn hoá ông cha để lại.

Vì sao mặt bến giá trị hơn mặt tiền trên lộ? Trong bữa ăn của các gia đình hằng sản ngày xưa gia chủ ngồi ở vị trí nào? Phòng khách của người phương Nam sao thường rộng hơn (tỉ lệ) phòng khách ngoài Trung ngoài Bắc? Hòn non bộ sao lại đặt giữa sân, ngay mặt tiền ngôi nhà? Nhà chữ đinh; nhà xếp đọi, nối đọi, sóc đọi…hình thù ra sao, loại cư dân nào sống trong đó? “mắt thuyền” sông nước miền Tây có bao nhiêu loại?.. Việc không hiểu biết hay không hiểu hết các giá trị văn hoá trong sản phẩm du lịch từ chính những người làm du lịch khiến khách hụt hẫng, làm giảm sự hấp dẫn, ưu thế cạnh tranh rất rõ rệt.

Đường đi ngay dưới chân mình

Muốn tạo ra “hàng độc” chắc chắn ngành du lịch phải chịu khó, năng động, tăng lượng “chất xám” cho sản phẩm từ việc khai thác, chắt lọc nét riêng độc đáo, bản sắc (vật thể, phi vật thể) của mình và giữ cho được tính chân thực của bản sắc đó. Việc chọn lọc, phục hồi các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể (đã và chưa được công nhận), các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian, ngành nghề thủ công sẽ tạo được hiệu ứng tốt thu hút khách du lịch, nâng cao đời sống dân sinh. Loại hình đờn ca tài tử chuẩn bị được trình cho UNESCO thông qua là Di sản văn hóa thế giới là dịp để ngành du lịch tính toán lại giới thiệu trong các điểm du lịch sao cho chuyên nghiệp, bài bản hơn; không chỉ đưa ra vài lời giới thiệu, vài ba cây đàn cùng một hai giọng ca “chưa tới bến”…

Môi trường cạnh tranh du lịch càng khốc liệt thì càng phải tạo nên những giá trị khác biệt. Mấy năm trước, chỉ mấy con đom đóm bên bờ rạch ở Cần Thơ đã hút hồn bao du khách Nhật cho thấy cách sinh hoạt, phong tục tập quán, truyền thuyết, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống…chính là nguồn cung cấp sản phẩm du lịch độc đáo nếu người làm tour “tinh ý” và có sự hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia văn hóa. Một đội ngũ nhân lực du lịch chuyên nghiệp, chuyên sâu và tâm huyết sẽ thúc đẩy sự năng động sáng tạo, làm đa dạng hoá sản phẩm du lịch. Trang bị đầy đủ kiến thức về văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng cho đội ngũ thiết kế tour, hướng dẫn viên và sinh viên chuyên ngành bởi chính cách ứng xử của con người với văn hoá mới là điều quyết định để tạo nên sức hấp dẫn.  Bên cạnh sự quan tâm hơn của Tổng cục du lịch, chính quyền địa phương cùng nguồn kinh phí thỏa đáng, để sản phẩm mang tính bền vững người dân phải là chủ thể trong chuỗi giá trị và được sẻ chia quyền lợi hợp lý. Hẳn nhiên, những điều ấy phải được thực hiện một cách bài bản, có tổ chức, quy hoạch.

Thời gian và tiền bạc rồi sẽ tạo ra dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, đường xá…)  nhưng không có công cụ nào đủ sức tạo nên giá trị lịch sử – văn hóa và chính yếu tố này sẽ mang lại nét đặc biệt, sự độc đáo, nổi bật của sản phẩm du lịch. Một vị quan chức du lịch Thái Lan đã “hỏi nhỏ” anh bạn trong một lần sang đất Thái: Du lịch Việt Nam có kế hoạch gì, điểm nhấn nào để thu hút khách nước ngoài? Công ty bạn có sản phẩm nào cạnh tranh, “đối đầu” với sản phẩm Thái? Du lịch ĐBSCL (và Việt Nam) cạnh tranh bằng gì nếu không phải từ việc khai thác văn hoá Việt, văn hoá bản địa một cách bài bản, tinh tế, chuyên nghiệp?

BOX

Tính đến nay toàn vùng mới chỉ có 4 địa phương là An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Kiên Giang là thu hút được các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực du lịch với 5 dự án và vốn đầu tư đăng ký là 21,88 triệu USD. Trong khi đó miền Bắc có 64 dự án – 1.384.101.748 USD; miền Trung 56 dự án – 627.885.542 USD.

Ảnh minh hoạ

1. Truyền thống là sức mạnh – TN

2. Khách du lịch hái bông điên điển mùa nước nổi – TN

3. Trên sông rạch Nam bộ – TN

Bài 2

Ai vẽ bức tranh đồng bằng?

Vũ Thống Nhất

Ai cũng biết, ai cũng nhận thấy liên kết hợp tác sẽ tạo ra sản phẩm mới, sức mạnh mới nhưng hầu như ai cũng chỉ ca một bài “Ngày mai em đi”.

Đèn ai nấy rạng

Trung tuần tháng 2-2009, Hiệp hội Du lịch Thái Lan – TAT tài trợ cho các Công ty du lịch, hãng lữ hành, Hội Nông dân (HND) các tỉnh thành ĐBSCL chuyến khảo sát nhằm xây dựng tour du lịch chuyên đề nông nghiệp bằng đường bộ xuyên qua ba quốc gia. Điểm đến là “Thiên đường ẩn giấu”, “Vương quốc trái cây”, tỉnh Chanthaburi, nơi có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng khá tương đồng với ĐBSCL. Trung tâm nghiên cứu việc làm vườn Chanthaburi có bộ sưu tập 20 ngàn loài cùng nhiều dự án nghiên cứu và phát triển giống cây, trái cây, hoa, thảo mộc. Vườn trái cây Suphattra Land với  hàng chục loại cây ăn trái nhiệt đới giá trị cao cùng những trang trại (tư nhân) rộng cả ngàn ha thiết kế đẹp như những “vườn quốc gia”; các mô hình nuôi cá, nuôi tôm… Ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch HND Long An, thành viên trong đoàn nhận xét tour này rất cần thiết, “nếu cần ta “xã hội hóa” kinh phí để hỗ trợ cho người nông dân, cán bộ quản lý nông nghiệp đi tham quan, học hỏi. Khi tour đã định hình có thể thu hút cả khách phía Bắc bởi cầu hàng không Hà Nội – Cần Thơ đã khai thông”. Sau đó lại thêm cuộc họp nữa, tại Cần Thơ, đi vào chi tiết nhằm liên kết xây dựng “Một giá – Một sản phẩm – Một dịch vụ”; Hà Tiên sẽ là điểm tập kết, du lịch Kiên Giang “cầm chịch”, nối kết các đơn vị. Nhưng Tour này vẫn…“bèo dạt mây trôi”.

“Hợp tác mới tồn tại”, có đại biểu bức xúc trong một hội nghị phát triển du lịch vùng. 10/13  tỉnh, thành trong khu vực đã ký kết hợp tác với TP. HCM, trong đó Cần Thơ ký kết với 10 tỉnh trong khu vực và TP. HCM, Hà Nội. Tuy nhiên, dự án thành công không nhiều còn lại phải ngậm ngùi “đứt gánh giữa đường” hoặc chỉ nằm trên giấy như khai thác khu du lịch Ao Bà Om (Bến Tre – Trà Vinh), biển Ba Động (Trà Vinh – Cần Thơ)… Ngay Năm Du lịch Quốc gia – Mekong Cần Thơ 2008, dù danh mục dày đặc sự kiện các tỉnh nhưng hầu như chỉ tập trung tại Cần Thơ; không có công ty lữ hành nào đưa khách về cho địa phương mình được! Điều này phản ánh sự rời rạc, “mạnh ai nấy làm”, chưa thấy “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt qua việc điều hành, khai thác, kết nối tour tuyến trong vùng.

Hơn 90% lượng khách khai thác được chủ yếu qua các đơn vị TP. Hồ Chí Minh, Giám đốc một Trung tâm hướng dẫn điều hành du lịch xác nhận. Dựng tour, nối tuyến (lữ hành) phải dựa quá nhiều từ bên ngoài là điểm yếu phổ biến của du lịch ĐBSCL. Do vậy các nơi vẫn chỉ “loanh quanh” với cái sẵn có (tài nguyên), dịch vụ tại chỗ. Việc “bắt tay” trong thời gian qua chỉ mang lại một số kết quả nhất định trong trao đổi thông tin, kinh nghiệm quản lý, bồi dưỡng nhân lực; xúc tiến quảng bá… Theo nhiều người, con số đón gần 7,5 triệu lượt khách, chiếm 77,63% tổng số khách; doanh thu đạt hơn 882 tỉ đồng, chiếm 58% tổng doanh thu cả vùng của Cần Thơ – An Giang – Kiên Giang – Cà Mau sau 1 năm hợp tác (Hiệp hội du lịch ĐBSCL – 8/2010) vẫn nặng về “tăng trưởng “cơ học” từng địa phương, chưa thể hiện rõ kết quả của sự liên kết”.

Cung cấp cùng một sản phẩm, liên kết không hiệu quả tất yếu dẫn đến hiện tượng đơn điệu, trùng lắp; thương hiệu, bản sắc riêng cho chính mình và toàn vùng không đậm nét. Nhìn trên tổng thể, đó là sự “giẫm nhau” về mặt tư duy, “đèn ai nấy rạng”.

Chia xẻ quyền lợi hợp lý, chuyện phải tính

Việc liên kết được kêu gọi cả chục năm nay, trong hàng chục hội nghị hội thảo “đa cấp đa ngành” lớn nhỏ. Quan chức địa phương, những người làm du lịch ai cũng biết, ai cũng nhận thấy liên kết hợp tác sẽ tạo ra sản phẩm mới, sức mạnh mới, đa dạng, hấp dẫn  hơn, kéo dài số ngày lưu trú của khách… nhưng đến nay hầu như ai cũng chỉ ca bài “Ngày mai em đi”.

Có người cho rằng liên kết du lịch trong vùng còn hạn chế do ĐBSCL cơ cấu ngành nghề nhỏ lẻ, tự phát, nặng về tư duy tiểu nông “làng xã”, “cây nhà lá vườn”; nhân lực còn yếu, chưa đúng tầm; địa hình chia cắt nhiều do sông rạch, cầu cống, các tuyến đường ngang chưa phát triển…“Không chỉ có thiếu đường giao thông, ngay cả chất lượng các quốc lộ cũng chưa được mở rộng đúng mức. Các con đường dẫn đến Trà Vinh (quốc lộ 53), An Giang (quốc lộ 91), Kiên Giang (quốc lộ 80) đều nhỏ hẹp vừa đủ 2 xe tránh nhau trong khi lưu lượng xe và cả dân số đều đã tăng hơn ngày xưa rất nhiều lần…” (Ông Lê Thanh Quý – Giám đốc Khách sạn liên doanh Sài Gòn – Cần Thơ). v..v.. Nội lực phải mạnh mới hy vọng mở rộng, kết nối và được người nối kết chấp nhận. Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang…dù được đánh giá “mạnh” nhưng vẫn chưa đủ lực hút.

“Quan trọng nhất là ngay khi xây dựng giá tour nền đã không chia xẻ quyền lợi được. Chúng tôi là những người trực tiếp làm tour, không nặng  lý thuyết mà là tính hiệu quả, trước tiên là áp lực cho ngân sách địa phương”, H. lãnh đạo một công ty lữ hành khẳng định. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh quyết liệt hiện nay hiệu quả và quyền lợi rõ ràng, hợp lý là mấu chốt để hợp tác thành công.  Điều “tế nhị” này lại ít được mọi người nhắc đến, đưa ra công khai. Tour du lịch nông nghiệp đường bộ tại Kiên Giang (phần đầu bài viết) dù mang tính tích cực cao nhưng vẫn không thành công nguyên nhân chính cũng là đây. Liên kết mà nơm nớp sợ mình bị hớ, bị thiệt thòi…nên tốt nhất chọn giải pháp an toàn, “ta về ta tắm ao ta”. Mặt khác, “ĐBSCL hiện nay không còn là 13 công ty du lịch chạy theo “kế hoạch” mà có cả trăm công ty, trong đó các công ty cổ phần hoạt động theo cơ chế độc lập, Hội đồng quản trị tự quản tự quyết”, Giám đốc một đơn vị du lịch Bến Tre phân tích.  Điều này giải thích vì sao khá nhiều dự án liên kết được các sở VHDLTT thống nhất với nhau nhưng đưa xuống không triển khai được.

Một “nhạc trưởng”, một “cơ chế điều phối cấp vùng” là điều rất cần thiết. Tổng cục du lịch thì “xa”, nặng về chỉ đạo phương hướng, vai trò điều phối toàn vùng chưa rõ, không giải quyết kịp thời bức xúc của doanh nghiệp. Hiệp hội du lịch ĐBSCL (MDTA) được thành lập hơn 1 năm nay, mục tiêu đặt ra ngay khi vận động “xem như đã có một cấu trúc cho việc liên kết, trên cơ sở đó, các địa phương sẽ “phân công” nhiệm vụ cùng phát triển du lịch ĐBSCL vừa có tính riêng biệt, chuyên sâu vừa có tính phối hợp liên hoàn”  đến nay vẫn quá mờ mịt. Trong khi đó du lịch miền Trung đã chủ động tổ chức liên tiếp tại Cần Thơ – Đà Nẵng nhiều chương trình, hội nghị hội thảo, Famrip và vận động mở cả đường bay trực tiếp tới Cần Thơ nhằm nối kết du lịch giữa hai miền. Các doanh nghiệp mong muốn khi tham gia MDTA không chỉ đóng tiền để trở thành hội viên, hội họp mà  phải được bảo vệ, mang đến quyền lợi thiết thực cho họ.

Tour liên vùng, hướng đi nên có

“Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” đã được ký duyệt (Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL – 3/2010) là một thuận lợi cho việc liên kết, phát triển du lịch châu thổ. Nhưng đây cũng chỉ là hành lang pháp lý,  là “điều kiện cần” bởi sự liên kết phụ thuộc vào chính những người trong cuộc.

Một Ban điều phối cấp vùng hoạt động thiết thực, hiệu quả chính là bước đột phá để liên kết. “Văn phòng Hiệp hội Du lịch Thái Lan” tại Chanthaburi là 1/25 văn phòng được đặt trên toàn nước Thái nhằm giúp ngành du lịch trong khu vực tiếp nhận đầy đủ thông tin; giới thiệu doanh nghiệp du lịch, khai thác hàng thủ công, sản phẩm địa phương rộng rãi hơn; xây dựng chiến lược tiếp thị, hợp tác, phát triển… Nhiệm vụ chính của Văn phòng không phải là kinh doanh mà là điều phối và liên kết. Mô hình này được nhiều doanh nghiệp du lịch ĐBSCl rất chú ý.

“Miếng bánh phải được chia xẻ hợp lý. Chúng ta chưa tin nhau, chưa “đánh bài ngửa” làm sao bắt tay nhau”, nhiều vị phụ trách lữ hành cùng nhận xét. Sự phóng khoáng, chân tình “Tứ hải giai huynh đệ” của người miền Tây rất cần để tiến tới những thoả thuận hiệu quả. Ký kết hợp tác dựa trên quy hoạch đề án (Bộ VHTTDL), tiềm năng thế mạnh, trong đó các doanh nghiệp nắm vị trí chủ chốt; từ đó phân công cụ thể để đầu tư từng tour sao có hiệu quả. Bên cạnh một đội ngũ nhân lực chuyên sâu du lịch ĐBSCL rất cần những người có tầm nhìn xa, không nặng tư tưởng “mì ăn liền”, cởi bỏ tâm lý ngán ngại, sợ “nặng việc” với tư duy hợp tác trong cạnh tranh lành mạnh sẽ tôn vinh thế mạnh, bổ xung điểm yếu của mình. Và điều quan trọng nhất, để liên kết hiệu quả, bền vững vẫn là Nhà nước thể hiện vai trò rõ hơn trong phân chia lợi ích để không chỉ quyền lợi của “nhà làm Tour” mà cả người dân được đảm bảo.

Các tour chuyên đề xuyên vùng (nhà cổ: Long An – Đồng Tháp – Bến Tre – Cần Thơ – Bạc Liêu; biển: Tiền Giang – Trà Vinh – Kiên Giang – Cà Mau; mùa nước nổi: An Giang – Đồng Tháp hay tour mới “Con đường khẩn hoang mở cõi”…) sẽ tránh được sự trùng lắp. Nhanh chóng định hình, tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch vùng cũng là điều cần thiết…

Chú trọng liên kết nội vùng nhưng để nâng tầm, du lịch ĐBSCL sẽ hợp tác sâu hơn với các trung tâm du lịch lớn trong nước như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng cũng như ưu tiên liên kết với các nước tiểu vùng sông Mekong (Cămpuchia, Thái Lan…) bằng đường bộ và đường thuỷ.

BOX

Phát triển du lịch ĐBSCL vẫn mang tính tự phát, chưa có khảo sát, quy hoạch một cách hệ thống. Năm 2008, toàn vùng chỉ đón trên 1,2 triệu lượt khách quốc tế chiếm 9,4% tổng lượng khách quốc tế cả nước và 8 triệu lượt khách nội địa chiếm khoảng 14% tổng lượng khách cả nước. Giai đoạn 2001-2009, lượng khách du lịch đến ĐBSCL chỉ gia tăng với tốc độ 12,5% /năm; thu nhập từ du lịch còn thấp chỉ chiếm gần 3% so với cả nước.

Ảnh minh họa

1. Nghe đờn ca tài tử tại một điểm du lịch Bến Tre – TN

2. Bến Ninh Kiều vào mùa lễ hội – TN

3. Một góc nhà cổ Bình Thủy tại Cần Thơ – TN

Vấn đề & Sự kiện

Một “nhạc trưởng” cho du lịch đồng bằng

Vũ Thống Nhất

Sự  hoang sơ, độc đáo về sinh thái  vùng ven biển Đông, bờ  phải  sông Hậu, hạ châu thố sông Cửu Long; sự độc đáo về văn hóa các dân tộc  với bao di sản dân gian, phong tục tập quán, cách ăn nếp ở, tín ngưỡng…của châu thổ sông Cửu Long chính là nguồn tài  nguyên du lịch vô cùng  giá trị, khơi gợi, níu  chân bạn bè gần xa. Đặc biệt, khác với phía Bắc, miền Trung, ÐBSCL có thể kinh doanh du lịch suốt 12 tháng trong năm, tránh được yếu tố mùa vụ nhờ thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hòa.

Du lịch là một trong những thế mạnh, là ngành kinh tế trọng điểm để phát triển ĐBSCL. Khách du lịch trong và ngoài nước đến ĐBSCL ngày càng nhiều hơn, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 13%/năm. Kết quả đó ngoài sự nỗ lực của chính từng địa phương còn do sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, Bộ VH – TT & DL và Tổng Cục Du lịch cùng nhiều ban ngành liên quan đã có nhiều chủ trương, chính sách cũng như đề án, kế hoạch kích cầu, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các hoạt động du lịch ĐBSCL. Đường hàng không (Hà Nội – Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Phú Quốc, TP. Hồ Chí Minh – Cà Mau) cùng cầu Cần Thơ, cầu Rạch Miễu, Hàm Luông… khai thông. Trong tương lai, tuyến đường xuyên Á chạy qua TP HCM cũng hình thành và khi đó du lịch ĐBSCL sẽ có những bước phát triển đột phá mới. Việc mở ra tuyến đường thủy tới các quốc gia trong tiểu vùng sông Mê Công cũng là cơ hội cho liên kết phát triển du lịch trong khu vực.

Tuy nhiên, đến nay, du lịch vùng đất này vẫn chưa cất cánh, vẫn là “vùng trũng” của ngành du lịch cả nước. Đây cũng là vấn đề đầy bức xúc, trăn trở của bất kỳ ai còn tâm huyết với du lịch đồng bằng.

Vấn đề sống còn của du lịch là phải có những sản phẩm đặc trưng và độc đáo, phù hợp với từng loại đối tượng du khách. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNTWO) sản phẩm du lịch được cấu thành từ kết cấu hạ tầng, tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn), cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ cung ứng (nhân lực du lịch là yếu tố quyết định). Thế nhưng, ngay loại hình du lịch sinh thái được coi là thế mạnh của đồng bằng thì sản phẩm du lịch của 13 tỉnh – thành sông nước này đến nay hầu như vẫn chỉ “lên ghe, xuống xuồng, thăm vườn trái cây, nghe đờn ca tài tử” dẫn đến chồng chéo, trùng lắp, nhàm chám, đơn điệu. Chưa kể hiện tượng “nhái” sản phẩm, ý tưởng kinh doanh khiến ngay những người trong ngành cũng ngán ngẩm, buông xuôi. Kinh doanh lữ hành, loại hình thể hiện sự năng động, sáng tạo và chứng tỏ khả năng thu hút khách trực tiếp lại rất yếu qua con số hơn  90% là do ngoài vùng “nối tour”.

So với cả nước, du lịch ĐBSCL đang “độc tôn” khá nhiều điểm yếu như cơ sở hạ tầng dịch vụ (mới có 19 cơ sở lưu trú – 1.248 phòng từ 3 đến 4 sao, đặc biệt, gần 70% tổng số phòng có thể đưa vào phục vụ toàn vùng chưa được xếp hạng); chỉ có 18/629 doanh nghiệp lữ hành quốc tế cả nước (khoảng 2,8%); trong một triệu người tham gia hoạt động du lịch thì có tới 58% không được đào tạo và chỉ có 15% được đào tạo qua các lớp trung, sơ cấp; cả vùng chỉ có 1 trường trung cấp du lịch ở Cần Thơ đào tạo hai năm được 200 người; thu nhập từ du lịch chỉ chiếm 2,75% doanh thu du lịch cả nước với chưa tới 10 triệu lượt khách mỗi năm…

Đã yếu lại thiếu hợp tác, liên kết nội vùng. Tư tưởng “sứ quân”, “không ai hơn ai” dẫn đến bất hợp tác vẫn âm ỉ giữa các đơn vị du lịch trong vùng; thậm chí có nơi có lúc còn cạnh tranh hạ giá tour, giành giật khách…. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự trùng lắp, đơn điệu sản phẩm khiến du khách đến rồi không hẹn ngày trở lại. Lãnh đạo một Trung tâm xúc tiến Thương mại – Du lịch nhận định nếu ngành du lịch các tỉnh không nhanh chóng liên kết lại để cùng tồn tại và phát triển thì e rằng trong chục năm tới bộ mặt du lịch của ĐBSCL cũng không khác gì hiện nay?

Để du lịch ĐBSCL cất cánh cần nhanh chóng có một “nhạc trưởng” đúng nghĩa thực hiện vai trò điều phối, điều hành. Bên cạnh đó là đầu tư cho nhân lực; xây dựng những sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng riêng biệt; nâng cấp có trọng tâm trọng điểm hạ tầng du lịch… Nhà nước chỉ tạo “sân chơi”, quan trọng là nhận thức của các doanh nghiệp. Người đồng bằng cần thay đổi tư duy cho giải pháp chiến lược:  hãy bắt tay nhau, ngồi lại với nhau bàn bạc thấu đáo, phân khúc thị trường rõ ràng (cái nào khai thác bằng nguồn lực tại chỗ, cái nào cần phải liên kết…), chia xẻ quyền lợi hợp lý, thoả đáng theo đúng tiềm năng thế mạnh của mình vì một thương hiệu chung, mái nhà chung: sức quyến rũ của đất chín Rồng.

Xem đầy đủ bài viết tại http://www.metinfo.vn/blog/?p=5928

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến