Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

Phước Đức Cổ Miếu (Bạc Liêu)

Di tích Phước Đức cổ miếu tọa lạc tại số 74 Điện Biên Phủ, Phường 3, Thị xã Bạc Liêu. Đây là ngôi miếu lâu đời nhất của người Hoa sống ở Bạc Liêu, nó được một nhóm người Hoa xây dựng vào khoảng năm 1810, bàn thờ chính là thờ Ông Bổn - Một vị thần được coi là có công khai hoang đất đai và phù trợ cho mọi người sinh cơ lập nghiệp có cuộc sống an lành. 
Đến với Phước Đức cổ miếu các bạn sẽ tận mắt thấy dược kiến trúc đặc biệt theo cấu trúc của người Hoa cổ.



Phước Đức Cổ Miếu
Phước Đức cổ miếu là một ngôi miếu lâu đời của người Hoa ở Bạc Liêu

Phước Đức cổ miếu
Bàn thờ ông Bổn phía trong miếu

Toàn bộ ngôi miếu là một kiến trúc nghệ thuật qui mô và hoàn mỹ từ đầu kèo, đầu xiên cho đến các linh thú và hoa văn trên các khánh thờ đều được chạm khắc tinh tế. Phải nói rằng mỗi bộ phận trong miếu là một cổ vật có giá trị nghệ thuật cao bởi chúng đã tồn tại trên 100 năm. Những tấm biển bằng đá cũng như bằng gỗ khắc chữ Hán và mạ vàng cũng là những tác phẩm có giá trị được khắc sắc xảo theo lối viết Hành thư và Khải thư trong uy nghiệm và hùng mạnh.

Phước Đức cổ miếuHọa tiết chạm khắc tinh tế của ngôi miếu cổ

Phước Đức cổ miếu
Miếu được trang trí bởi các bức phù điêu sống động

Phước Đức cổ miếu
Tượng Phật Quan Âm trang trọng trong cổ miếu

Các tác phẩm nghệ thuật ấy đã được các nghệ nhân liên kết với nhau một cách hài hòa và chặt chẽ tạo thành một kiến trúc độc đáo vô song. Với giá trị nghệ thuật ấy Phước Đức cổ miếu đã được Bộ Văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến