Điều đầu tiên phải nói đến đó là Yi Peng và Loy Krathong là hai lễ hội hoàn toàn khác nhau, nếu các bạn không muốn tìm hiểu, có thể bỏ qua phần dài dòng này
1. Yi Peng ยี่เป็ง là lễ của người Lán-Na (từ thế kỉ thứ 13 đến thế kỉ thứ 7 nước Thái chỉ là phần Bắc Thái của đất nước Thái hiện nay, có tên là Anachak Lan Na). Yi có nghĩa là số 2, Peng là ngày rằm, cái tên Yi Peng mang ý nghĩa "rằm tháng Hai" theo lịch của người Lán-Na cổ xưa.
2. Loy krathong ลอยกระทง được cho rằng có nguồn gốc từ Ấn Độ thờ ba vị thần Hindu là Shiva, Vishnu, Brahma. Cách đây gần 200 năm, vua Rama IV mới du nhập lễ hội này vào Thái Lan và lệnh cho Phật tử nước này tổ chức hàng năm. Từ đó, người Thái có dịp thả đèn xuống sông, suối, vừa để để bày tỏ lòng thành kính tới Đức Phật vừa để cảm tạ chân thành Mẹ nước, Pra Mea KongKa พระแม่คงคา Cái tên KongKa được cho là Thái tự của từ Ganges, nghĩa là con sông Hằng của Ấn Độ.
Trong tiếng Thái, “Loy” có nghĩa là “thả” và “Krathong” là loại đèn hoa đăng hình bông hoa sen được thả xuống nước. Loy Krathong vốn không có nguồn gốc từ Bắc Thái, mà được vị hoàng hậu của vua Rama thứ 5 là người Lán-Na giới thiệu trong một lần về thăm quê hương. Về sau, vì mục đích du lịch, người Thái mới thống nhất hai lễ hội này và chọn Chiang Mai là nơi tổ chức lễ hội Loy Krathong lớn nhất cả nước với lễ hội thả đèn trời nổi tiếng nhất thế giới. Chính vì vậy mà vô tình làm đánh mất ý nghĩa sơ khai của Yi Peng. Có nhiều người mình gặp đã nói rằng đây chính là ý tưởng của Thaksin để đẩy mạnh du lịch làm giàu cho quê hương của vị cựu độc tài này.
1. Yi Peng ยี่เป็ง là lễ của người Lán-Na (từ thế kỉ thứ 13 đến thế kỉ thứ 7 nước Thái chỉ là phần Bắc Thái của đất nước Thái hiện nay, có tên là Anachak Lan Na). Yi có nghĩa là số 2, Peng là ngày rằm, cái tên Yi Peng mang ý nghĩa "rằm tháng Hai" theo lịch của người Lán-Na cổ xưa.
2. Loy krathong ลอยกระทง được cho rằng có nguồn gốc từ Ấn Độ thờ ba vị thần Hindu là Shiva, Vishnu, Brahma. Cách đây gần 200 năm, vua Rama IV mới du nhập lễ hội này vào Thái Lan và lệnh cho Phật tử nước này tổ chức hàng năm. Từ đó, người Thái có dịp thả đèn xuống sông, suối, vừa để để bày tỏ lòng thành kính tới Đức Phật vừa để cảm tạ chân thành Mẹ nước, Pra Mea KongKa พระแม่คงคา Cái tên KongKa được cho là Thái tự của từ Ganges, nghĩa là con sông Hằng của Ấn Độ.
Trong tiếng Thái, “Loy” có nghĩa là “thả” và “Krathong” là loại đèn hoa đăng hình bông hoa sen được thả xuống nước. Loy Krathong vốn không có nguồn gốc từ Bắc Thái, mà được vị hoàng hậu của vua Rama thứ 5 là người Lán-Na giới thiệu trong một lần về thăm quê hương. Về sau, vì mục đích du lịch, người Thái mới thống nhất hai lễ hội này và chọn Chiang Mai là nơi tổ chức lễ hội Loy Krathong lớn nhất cả nước với lễ hội thả đèn trời nổi tiếng nhất thế giới. Chính vì vậy mà vô tình làm đánh mất ý nghĩa sơ khai của Yi Peng. Có nhiều người mình gặp đã nói rằng đây chính là ý tưởng của Thaksin để đẩy mạnh du lịch làm giàu cho quê hương của vị cựu độc tài này.
Source: Internet |
Năm nay (2015) lễ hội được bắt đầu từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 11. Với bầu trời rực sáng được thắp lên từ hàng chục nghìn chiếc đèn lồng, dòng sông lấp lánh với hàng trăm nghìn chiếc thuyền hoa đăng nối nhau trôi theo dòng nước, lễ hội hoa đăng dần dần được coi là lễ hội lớn thứ 2 trong năm, sau Tết truyền thống Songkran.
Một vài loại đèn được người dân địa phương sử dụng để trang trí như hình dưới
Để hòa mình vào lễ hội, các bạn có thể mua sẵn hoặc học cách tự chuẩn bị cho mình một chiếc đèn bằng hương, hoa và nến cắm vào thân cây chuối hoặc đế làm bằng bột mì trang trí để thả xuống sông. Các nguyên vật liệu thường bán sẵn ở các chợ địa phương cho người dân tự chuẩn bị và cho cả những khách du lịch tò mò.
Cách đến Chiang Mai từ Bangkok
- Bằng máy bay: các chuyến bay nội địa của hãng Nok Air và Air Asia có giá khá rẻ và bay hàng ngày, các bạn có thể dễ dàng mua online trên các trang web chính thức của họ
- Bằng tàu hỏa: các chuyến tàu sẽ xuất phát từ nhà ga Hualampong của thành phố Bangkok, các bạn nên đến mua trực tiếp tại phòng vé của nhà ga này nhé vì nhà ga không cho phép đặt qua điện thoại cũng như online
- Bằng xe bus, các bạn có thể nhờ nhân viên khách sạn đặt vé qua điện thoại hoặc kiểm tra giờ xuất phát của từng chuyến từ các bến xe bus khác nhau. Thường giá vé khi mua qua các agency chỉ đắt hơn 2-5$ mà thôi.
Đọc thêm các bài viết về Du lịch tại Thái Lan tại đây: http://blog.hatmem.com/search/label/du%20l%E1%BB%8Bch%20th%C3%A1i%20lan
Khom Lanna - loại đèn truyền thống của người Thái cổ xưa |
Khom khwean |
Khom loy |
Khom thue |
Cách đến Chiang Mai từ Bangkok
- Bằng máy bay: các chuyến bay nội địa của hãng Nok Air và Air Asia có giá khá rẻ và bay hàng ngày, các bạn có thể dễ dàng mua online trên các trang web chính thức của họ
- Bằng tàu hỏa: các chuyến tàu sẽ xuất phát từ nhà ga Hualampong của thành phố Bangkok, các bạn nên đến mua trực tiếp tại phòng vé của nhà ga này nhé vì nhà ga không cho phép đặt qua điện thoại cũng như online
- Bằng xe bus, các bạn có thể nhờ nhân viên khách sạn đặt vé qua điện thoại hoặc kiểm tra giờ xuất phát của từng chuyến từ các bến xe bus khác nhau. Thường giá vé khi mua qua các agency chỉ đắt hơn 2-5$ mà thôi.
Đọc thêm các bài viết về Du lịch tại Thái Lan tại đây: http://blog.hatmem.com/search/label/du%20l%E1%BB%8Bch%20th%C3%A1i%20lan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét