Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Gac Ma & the flag soaked in blood


Among the words of the Socialist Republic of Vietnam's national anthem, perhaps the phrase "the flag soaked in blood" was criticized the most,  - especially from those who support the Republic of Vietnam. They see blood shed for unjustice. They hate red.

In fact, penniless young man Van Cao, in 1944, who was solicited to participate Viet Minh and the "application" was a song, had never seen a gold star red flag before to pen these lines. "The flag soaked in blood of victory", was possibly an iconic image rather than the traditional red color comes from the communists.

In general, there's nothing wrong with it. This small country, with its geographical position, has always been threatened by foreign powers. Vietnam War used to be a scenario like that. Now the foreign power is right next door. Comrade Deng Xiaoping, in 1972, to join the United Nations General Assembly, was chirping in his speech, that China would never become a powerful nation, because they were all bulles - ironically regarding to Soviet Union and the United States. Still water runs deep, sevearl years after, Chinese troops invaded Lang Son. No longer after, Chinese troops occupied the South China Sea. China has become not only a power nation but also the worst one.


Memorabilia from Gac Ma fight 1988

It has been told that before Lieutenant Tran Van Phuong, who was tasked to put up flag on Gac Ma stone, collapsed, his blood was shed all over beneath his feet. The flag was kept until the very last minute, and rumor has it, that his last words were "Even if we have to dye the South China Sea with our blood to keep the island, we still do it" The flag he held that day, was absolutly the flag soaked in blood. On 14th March 1988. 

In 1981, the Government wanted to change the anthem. The revolution came to a new stage, and Truong Chinh wanted it to reflect the spirit of nation-building. Among 17 songs shortlisted, the most popular was one from composer Do Nhuan. In this version, the phrase "the rough road" was changed into "the path scattered with flag-coloured petals", and the phrase "Marxist illuminates the road" was added. We are indeed very lucky that the song remains.

Because the road we are heading is still rough, and it goes back to the day on Gac Ma stone, our flag was soaked the blood exactly like what Van Cao had imagined - no matter what color it is.


Original post: Gạc Ma & lá cờ in máu

Trong số các ca từ của bài Quốc ca nước CHXHCN Việt Nam, thì cụm từ bị chỉ trích nhiều nhất, có lẽ là "cờ in máu" - đặc biệt là từ những người ủng hộ VIệt Nam Cộng Hòa. Họ cho rằng máu ở đây, là máu phi nghĩa. Họ vốn ghét màu đỏ.
Nhưng thật ra, thanh niên lêu lổng Văn Cao, năm 1944, đang dặt dẹo ở Hà Nội không một xu dính túi, được gạ tham gia vào Việt Minh - với "đơn xin việc" chính là một bài hát, chưa hề nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng khi đặt bút viết những dòng này. "Cờ in máu chiến thắng", hoàn toàn có thể là một hình ảnh biểu tượng mang tính thơ mà Văn Cao nghĩ ra, chứ không phải là nói đến màu đỏ truyền thống của những người cộng sản.

Và nhìn rộng ra, cờ in máu chẳng có gì là sai. Đất nước nhỏ bé này, với vị trí địa lý của nó, chưa bao giờ thôi nằm trên bàn cờ của các siêu cường. Chiến tranh Việt Nam cũng là một kịch bản như thế. Bây giờ thì có anh siêu cường mới sát vách. Đồng chí Đặng Tiểu Bình, năm 1972 được gia nhập Đại hội đồng LHQ, đồng chí hót như chim trong diễn văn, rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ trở thành một siêu cường, vì siêu cường toàn đi bắt nạt em bé - ý muốn mỉa Liên Xô và Mỹ. Địt cụ đồng chí, mấy năm sau lùa quân sang Lạng Sơn đốt nhà giết người, tắm máu một vùng. Và rồi đồng chí xua quân chiếm đảo. Đồng chí không chỉ trở thành siêu cường, mà là siêu cường mất dạy.

Người ta kể rằng trước khi thiếu úy Trần Văn Phương, người được giao nhiệm vụ cắm cờ trên Đá Gạc Ma, gục xuống, dưới chân anh đã nhuộm đỏ. Anh đã giữ cờ đến phút cuối, và ở một số nơi, có một phiên bản lời nói của anh, rằng dù máu có nhuộm đỏ biển Đông, chúng ta cũng giữ đảo. Lá cờ anh giữ, thực sự là cờ in máu. Vào ngày 14.3.1988 hôm ấy.

Năm 1981 thì nhà nước có định đổi quốc ca. Cách mạng đã chuyển sang một giai đoạn mới, đồng chí Trường Chinh muốn nó phản ánh được tinh thần xây dựng đất nước, chứ không hô hào chiến đấu nữa. Có 17 ca khúc lọt vào vòng chung khảo. Trong đó, nổi nhất có một bài của ông Đỗ Nhuận, cũng là bản duy nhất mình tìm thấy. Trong bản này, thay vì "đường gập ghềnh xa" thì là "đường ta đi thắm tươi màu cờ", và có thêm đoạn "Sao Mác-Lê chiếu soi đường".
Nghĩ lại cũng thấy may vì chưa thay quốc ca.


Bởi vì, đường vẫn còn gập ghềnh xa, và nhớ lại ngày 14.3 trên Đá Gạc Ma năm xưa, vẫn phải nhập tâm rằng lá cờ này thực sự in máu như Văn Cao đã tưởng tượng - cho dù nó có màu gì.


Đọc thêm
1.Hải chiến Trường Sa 1988  http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i_chi%E1%BA%BFn_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Sa_1988 

2. Cận cảnh trận chiến Gạc Ma https://www.facebook.com/notes/truong-huy-san/c%E1%BA%ADn-c%E1%BA%A3nh-g%E1%BA%A1c-ma/696679483688616

3. Gạc Ma, những năm sau đó https://www.facebook.com/notes/truong-huy-san/b%C3%A0i-ii-g%E1%BA%A1c-ma-nh%E1%BB%AFng-n%C4%83m-sau-%C4%91%C3%B3/697088633647701

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến