Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

“Tàn phá di sản là một tội ác chống lại loài người”

Bản dịch tiếng Anh http://hatmem.blogspot.com/2014/10/destruction-of-world-heritage-is-crime.html

Đây là lá thư song ngữ do mình, Hoàng Anh, và bạn Minh Hoàng biên soạn ngày 27/10/2014
. Bản gốc và bản dịch vẫn đang được sửa và cập nhật trước khi gửi đến các tổ chức, các cá nhân có liên quan. Mục đích của lá thư này nhằm kêu gọi sự chú ý của dư luận, truyền thông và các cá nhân quan tâm đến dự án Cáp treo hang Sơn Đoòng đồng thời thể hiện quan điểm PHẢN ĐỐI DỰ ÁN CÁP TREO HANG SƠN ĐOÒNG CỦA TẬP ĐOÀN SUN GROUP. Mình rất trân trọng các ý kiến đóng góp để bản dịch được chỉn chu hơn, đồng thời khuyến khích các bạn có chung quan điểm sử dụng tài liệu này trên các phương tiện truyền thông. Ngoài ra các bạn có thể kí tên phản đối tại đường link
http://www.thepetitionsite.com/takeaction/956/103/062/ nhằm mở rộng chiến dịch tới đông đảo bạn bè quốc tế. Tại thời điểm này, bất cứ sđóng góp nào cũng đều rất quý giá.

Xin cảm ơn các bạn!





Năm 2009, một tin gây chấn động khi Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh công bố phát hiện một hệ thống hang động được cho là lớn nhất hành tinh, ước tính lớn gấp năm lần hệ thống động Phong Nha - Kẻ Bàng, di sản thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận. Hàng trăm hãng tin lớn trên thế giới đã viết về hệ thống hang động mang tên Sơn Đoòng này, đặc biệt kể từ khi tạp chí chuyên ngành hàng đầu thế giới National Geographic giới thiệu cho bạn đọc toàn cầu thấy sự kì vĩ qua bộ ảnh chất lượng cao và những đoạn video bên trong hang động. Sơn Đoòng bắt đầu được coi là những điểm thám hiểm hấp dẫn nhất thế giới.


http://news.nationalgeographic.com/news/2009/07/090724-biggest-cave-vietnam/
Chưa đầy 5 năm sau, một công ty Việt Nam lấy lí do tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân bản địa kết hợp với bảo tồn di sản và khai thác tiềm năng kinh tế cho địa phương... đã hoàn tất kế hoạch biến địa điểm khu vực hang động kì vĩ này thành tổ hợp tham quan kiêm giải trí với những hạng mục hệ thống cáp treo vào tận cửa hang, sân golf, khách sạn, nhà hàng. Điều đáng bức xúc hơn cả là truyền thông bưng bít thông tin và chỉ cho người dân biết khi Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình chính thức lên tiếng xác nhận đã phê duyệt dự án tư nhân này.
Việt Nam đã tham gia nhiều công ước bảo tồn di sản, thậm chí Chính phủ Việt Nam khi làm đường Hồ Chí Minh đã tham vấn UNESCO và phải điều chỉnh thiết kế để không xâm phạm vào vùng lõi bảo tồn của Phong Nha-Kẻ Bàng. Khi nhận danh hiệu “Di sản Thiên nhiên Thế giới” của UNESCO trao tặng cùng với những tài trợ đi kèm,Việt Nam đã nhận trách nhiệm bảo vệ di sản đó và di sản đó thuộc về thế giới, thuộc về loài người. UNESCO đã từng đe dọa tước lại danh hiệu của Cố đô Huế và Vịnh Hạ Long cũng vì cách quản lý yếu kém ở những nơi đó. Chẳng lẽ Việt Nam muốn mất luôn Phong Nha – K Bàng hay sao? Chỉ cần một cây đinh thô bạo đóng vào Sơn Đoòng, là di sản ấy mất tính thiên nhiên và đứng trên bờ vực mất luôn danh hiệu. Với cách làm này, sớm muộn Việt Nam sẽ trở thành đất nước không có di sản.
Hãy nhớ lại Machu Picchu, khi chính phủ Peru có quyết định hạn chế khách du lịch tham quan bằng cách thắt chặt những quy định về du lịch, lượng khách du lịch vẫn tăng tới 11 lần, từ 6000 lên tới 66000 người trong vòng 14 năm từ năm 1984 đến năm 1998, tạo nên một sự xáo trộn và ô nhiễm cả về môi trường lẫn văn hóa cho khu vực xung quanh. http://news.nationalgeographic.com/news/2002/04/0415_020415_machu_2.html. Hay như công trình cáp treo Zhongtianmen lên đỉnh núi Taishan của Trung Quốc cũng bị lên án kịch liệt. Giáo sư Xie Ninggao, trưởng Trung tâm Nghiên cứu Di sản Thế giới của Đại Học Bắc Kinh đã gọi cáp treo này là “vết sẹo lên vẻ đẹp của tự nhiên” hủy diệt thảm thực vật lên đến 19000 mét vuông; trong số đó có hằng trăm thực vật đơn bào không thể phục hội lại được.Không phải tự nhiên các khu bảo tồn có mức giới hạn số lượng người tham quan hàng năm vì mỗi con người là một tác động ngoại lai vào môi trường được thiên nhân lưu giữ hàng chục ngàn năm. Sự thay đổi do độ ẩm hay nhiệt độ cơ thể người, do vi khuẩn trong hơi thở hay t cơ thể người, dần dần sẽ tác động và thay đổi hệ sinh thái đang còn nguyên sơ như virus âm thầm tấn công một cơ thể không có hệ miễn dịch. Chỉ riêng lượng ánh đèn flash thôi cũng đủ giết chết những sinh vật dưới lòng đất quen sống với môi trường tối đen như mực và yên lặng như tờ của Sơn Đoòng. Với ý thức và hiểu biết hiện nay, chúng ta có đảm bảo rằng Son Doong sẽ không phải là động Thiên Đường trong quần thể Phong Nha-Kẻ Bàng hay khu du lịch Bà Nà Hill thứ hai?
Bản đồ hang Sơn Đòong

Cuối cùng việc ngăn chặn dự án xây dựng cáp treo vào hang Son Doong tại thời điểm này không chỉ nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất nước, nhân dân Việt Nam, mà còn là trách nhiệm với kiến thức của toàn nhân loại. Khát khao lớn nhất của loài người là kiến thức. Son Doong chính là lịch sử đang được bảo tồn. Hàng triệu câu hỏi của các nhà địa chất, khảo cổ học, sinh học, động thực vật học,... sẽ được giải đáp, và câu trả lời có thể làm thay đổi nhận thức của thế giới loài người. Son Doong chính là cỗ máy thời gian, là cuốn từ điển mà chúng ta mới chỉ lật những trang sách đầu tiên, và chính phủ Việt Nam nói chung, công ty Sun Group nói riêng không đủ năng lực chịu trách nhiệm. Thêm nữa, dự án đang vấp phải ý kiến trái chiều của các nhà khoa học. Các ý kiến chuyên môn đều cho rằng việc xây dựng cáp treo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, nếu không nói là sẽ hủy hoại hoàn toàn môi sinh trong hang Sơn Đòong.
Du lịch mạo hiểm là một cuộc chơi, mọi người đều bình đằng. Già hay trẻ, giàu hay nghèo, đều phải tôn trọng luật chơi. Đừng hạ thấp luật chơi để thu hút những người chơi nghèo nàn về thể chất, vật chất và tinh thần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến