Đây không phải là post đầu tiên mình viết về wedding planning, nhưng sẽ là bài viết (gần như) chính thức đầu tiên mình viết với tư cách là một wedding planner :)
Khái niệm wedding planner ngày càng phổ biến và kể từ khi mình biết đến nghề này (cách đây 6 năm, từ khoảng năm 2008) đến nay, lĩnh vực này đã có sự phát triển đáng kinh ngạc và thực sự có một bước nhảy vọt ở Việt Nam. Rất khó để trả lời câu hỏi Tại sao lại là một wedding planner? Vì bất cứ một bạn nào làm wedding sẽ biết rằng đằng sau quần áo đẹp, hoa quà, rượu ngon, âm nhạc và niềm vui, là cả một khối lượng công việc khổng lồ và áp lực cực kì lớn. Mình nhớ đến một chương trình truyền hình thực tế về một wedding planner nổi tiếng của Mỹ mà mình tình cờ xem trên tv cách đây 3, 4 năm. Giữa rất nhiều khách mời sang trọng và cô dâu cực kì lộng lẫy, có một người mặc áo pull, mặc quần bò, đi giày bệt, tóc buộc cao, trang điểm sơ sài, tay cầm walkie talkie chỉ đạo đội quay phim và âm nhạc phía trong hội trường vì chỉ còn chưa đầy 2 phút nữa, cô dâu sẽ tiến vào làm lễ. Đó là hình ảnh đầu tiên mình có về một wedding planner, một công việc vừa sáng tạo vừa khắt khe, bao gồm những kĩ năng nghe rất liên quan như chụp ảnh, quay fim, cắm hoa, cân đối tài chính, giao tiếp, quản lý, lãnh đạo ... Thật khó để tượng tượng rằng một trong những nghề được dự báo là sẽ đem lại thu nhập cao nhất thế giới lại xuất hiện như vậy trước công chúng.
Với mình, và đa số bạn bè, wedding planner là một khái niệm không còn mới mẻ nhưng để hiểu tường tận về nó, áp dụng được nó một cách trọn vẹn và đúng nghĩa ở Việt Nam là cả một câu chuyện dài. Trong số những "wedding planner ở Việt Nam" mình tìm thấy trên Google thì chỉ có một số ít có điều kiện thực hành trong ngành công nghiệp cưới một cách chuyên nghiệp, phần còn lại đều là tự phát và tự học hỏi, điều này giải thích khó khăn đầu tiên mà mọi wedding planner gặp phải
1. Sự thiếu tin tưởng của khách hàng, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Đây là rào cản lớn nhất cũng là rào cản khó vượt qua nhất. Để có thể thuê một wedding planner, các cd cr sẽ phải vượt qua rất nhiều các câu chất vấn của các bậc phụ huynh để thuyết phục họ rằng Điều đó có THỰC SỰ CẦN THIẾT hay không? Có một điều khá thú vị là trong lịch sử nghề này, những wedding planner đầu tiên chính là những người bà và mẹ, những người có nhiều thời gian và kinh nghiệm trong việc cưới xin, sẽ xắn tay áo tổ chức đám cưới cho đám con cháu bận rộn và ít kinh nghiệm. Dần dần do nhu cầu và thói quen cưới thay đổi, công việc này được chuyển giao sang một người khác, để cả gia đình có thể tập trung tận hưởng ngày vui một cách trọn vẹn. Nghề wedding planner ra đời :) Tập tục này có mặt ở mọi quốc gia trên thế giới, kể cả Việt Nam, dẫn đến khó khăn thứ 2
2. Sự can thiệp (gần như) tuyệt đối của các bậc phụ huynh. Nhiệm vụ của wedding planner là giữ cho đám cưới được suôn sẻ, các supplier phối hợp nhịp nhàng, mọi công đoạn diễn ra trơn tru, và quan trọng nhất là chia sẻ áp lực cho cô dâu chú rể trong ngày trọng đại nhất cuộc đời. Công việc đó tuyệt đối không xung đột gì với ý muốn của các bậc phụ huynh hết. Ai cũng hiểu được rằng, chuyên môn hóa nghĩa là ai giỏi việc gì thì làm việc nấy thế nhưng ít có phụ huynh nào lại chịu trao vai trò điều hành cho một người được đào tạo và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
3. Cuối cùng, và cũng là quan trọng nhất, đó là chuỗi cung cấp dịch vụ của các wedding planner Việt Nam. Trước đây mình cho rằng, nếu một wedding planner mà vừa cung cấp dịch vụ hoa (florist), vừa cung cấp địa điểm (destination/venue), hoặc chụp ảnh (photographer/videographer) thì thật là tiện, bởi vì bản thân họ sẽ bớt được chi phí cho bên thứ 3. Nhưng gần đây, và đặc biệt là qua quá trình làm việc bán chuyên nghiệp với các nhà cung cấp dịch vụ ở Việt Nam, mình mạnh dạn cho rằng đó là một quan niệm sai lầm. Bởi vì cùng một lí do như trên " chuyên môn hóa nghĩa là ai giỏi việc gì thì làm việc nấy" Một người làm hoa giỏi không có nghĩa là người đó có khả năng lên kế hoạch, một nhiếp ảnh gia tuyệt vời sẽ không có khả năng quản lý tài chính, và những nhà cung cấp địa điểm, họ có quá nhiều khách hàng phải chăm sóc để chạy theo cô dâu trong suốt quãng đường từ ngày có ý định cưới đến khi hôn lễ diễn ra. Từng mắt xích trong chuỗi dịch vụ đó đang chạy đua với tiêu chuẩn thế giới và có sự hoàn thiện đáng ngưỡng mộ, ai sẽ là người gom những mắt xích đó lại để tạo ta một chuỗi cung cấp dịch vụ đáng tin cậy đây?
Quay trở lại câu hỏi là Tại sao lại là wedding planner? Có hai lí do :
1. Love yourself above all else : Mình đã từng nhìn thấy ít nhất 5 cô dâu, đến tận đêm trước ngày cưới, vẫn phải mồ hôi mồ kê nhễ nhại, tất bật trang trí nhà cửa, thậm chí là cả nhà chú rể, trong khi đầu chưa gội, móng tay đen sì chưa kịp làm. Mình quan niệm rằng, trong ngày cưới, cô dâu phải lộng lẫy như nữ hoàng, nhận tất cả những ánh nhìn ngưỡng mộ, những lời chúc tốt đẹp nhất và trên hết họ phải là người hạnh phúc nhất, mentally and physically. Có lý nào lại phải đợi tiếng chuông báo 12h như Lọ Lem mới được hạnh phúc và xinh đẹp?
2. First looks : Mình rất thích nhìn cách chú rể đứng chờ cô dâu ở phía cuối walkways. Có thể cách hành lễ ở Việt Nam là hai người cùng dắt tay nhau đi vào làm lễ nên cái này hơi khó tưởng tượng. Đó là một sự pha trộn cảm xúc từ hồi hộp, lo lắng, vui sướng đến vỡ òa vì cảm động. Đó là sự trân trọng yêu thương tuyệt đối dành cho người phụ nữ họ sẽ cùng họ đi tới cuối cuộc đời. Đó là niềm vui mà mình sẵn sàng đánh đổi tất cả mọi mệt nhọc để nhìn thấy khách hàng của mình có thể cười hạnh phúc đến vậy. Mới ngày hôm qua thôi, mình tổ chức lễ cho một đôi vợ chồng sống chung hơn mười năm, có 2 đứa con nhưng bây giờ mới có ý định tổ chức đám cưới. Đến tận bây giờ mình vẫn không hiểu vì lí do gì mà hai con người chung sống với nhau 1 thập kỉ lại vẫn có thể ôm nhau khóc nức nở khi nhìn thấy người kia trong bộ đồ cưới.
Bas và Inge liên tục nắm tay và hôn nhau, hôn Daan và Lyn trong suốt buổi lễ, không ngừng khen ngợi và nói lời yêu với đối phương. |
Ba nụ hôn cảm ơn theo truyền thống của người Hà Lan cuối buổi lễ quả thực là động lực lớn cho mình tiếp tục theo đuổi nghề này hihi
Đọc thêm các bài viết cùng chủ đề
http://hatmem.blogspot.com/2014/09/jeanette-cihan.html
http://hatmem.blogspot.com/2014/09/sue-bruce.html
http://hatmem.blogspot.com/2014/09/tie-knot-la-gi.html
http://hatmem.blogspot.com/2014/08/tai-sao-lai-la-wedding-planner-phan-2.html
http://hatmem.blogspot.com/2014/08/canape-nho-xinh-nhung-ang-cap.html
http://hatmem.blogspot.com/2014/08/vi-hanh-phuc-ang-cho-nen-hay-len-uong.html
http://hatmem.blogspot.com/2014/07/wedding-planner-tai-sao-lai-la-wedding.html
http://hatmem.blogspot.com/2013/10/co-400-trieu-ay.html
http://hatmem.blogspot.com/2014/09/jeanette-cihan.html
http://hatmem.blogspot.com/2014/09/sue-bruce.html
http://hatmem.blogspot.com/2014/09/tie-knot-la-gi.html
http://hatmem.blogspot.com/2014/08/tai-sao-lai-la-wedding-planner-phan-2.html
http://hatmem.blogspot.com/2014/08/canape-nho-xinh-nhung-ang-cap.html
http://hatmem.blogspot.com/2014/08/vi-hanh-phuc-ang-cho-nen-hay-len-uong.html
http://hatmem.blogspot.com/2014/07/wedding-planner-tai-sao-lai-la-wedding.html
http://hatmem.blogspot.com/2013/10/co-400-trieu-ay.html
P/S : bạn nào muốn tìm hiểu về nghề này hoặc có chung đam mê hãy chia sẻ với mình qua facebook nhé :)