Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2010

Lang thang trên đường phố Saigon

Bạn là người thứ 302, 841 đả thăm viếng Blog. Welcome to my world.



Sau khi thăm viếng nhà Bưu Điện Saigon, tour du lịch một ngày thăm phố xá Saigon Chợ Lớn kể như chấm dứt.



Tôi và người tình trăm năm thả bộ đi lang thang trên đường phố Saigon, tìm lại những kỷ niệm xưa, lúc đó Giáng sinh sắp đến, Saigon thật là vui.




Trong nhiều entry trước tôi đã chia sẻ với các bạn một vài danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử của Saigon xua, vợ chồng tôi thăm viếng như một du khách..



Chùa Giác Lâm ở Chợ Lớn



http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9121781



Chùa bà Thiên Hậu ở Chợ Lớn



http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9161011



Chợ Bình Tây



http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9200311



Chợ Lớn



http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9250581



Saigon: Bán đồ lưu niệm cho du khách quốc tế



http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11936072



Saigon: Đi chợ Saigon



http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11952962



Saigon: Đi tìm bóng dáng nhà ga Saigon xưa



http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11968442



Saigon: Thăm dinh Độc Lập xưa



http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11971262



Saigon: Bảo tàng chứng tích chiến tranh



http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9934501



Saigon: Thăm Nhà Thờ Đức Bà (Vương Cung Thánh Đường)



http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11989922



Saigon: Thăm Nhà Bưu Điện



http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12004422



Trong entry nầy, xin post một số hình ảnh đường phố Saigòn những ngày trước giáng sinh. Vợ chồng tôi có đi mua sắm ở hành lang Eden. Đây là một khu phố nổi tiếng của Saigon xưa, được xây cất cả trăm năm nay, nổi tiếng với những địa danh như quán Givral và Pagode, nhà sách Portail v.v



Kiến trúc khu nầy hài hòa với khu khách sạn Continental trước mặt, nhà hát thành phố, và tòa đô chánh ngày xưa, nay là trụ sở Ủy Ban nhân dân thành phố.



Về New York vừa đọc tin hành lang Eden bị đập phá bỏ luôn tòa nhà cũ, tôi thấy hơi buồn. Phát triển thành phố có nghĩa là phải đập phá những kiến trúc xưa hay sao? Tôi lại càng buồn hơn nữa khi đọc tin dân Hà Nội muốn khôi phục lại cái hồn và sự quyến rũ của phố cổ của họ.



Lúc đi du lịch trước đây khắp nơi trên thế giới, tôi thấy nhiều thành phố như Warsaw và Berlin, nhiều thành phố nhỏ trên con đường lãng mạn (The romantic road) ở Đức, dân chúng ở đây cố bảo tồn phố cũ của họ, từ đống gạch vụn sau chiến tranh, họ đã xây lại những lâu đài, những tòa nhà như trước đây. Thú thật tôi không hiểu mấy ông lãnh tụ thành phố Hồ Chí Minh nghĩ gì nữa.



Tôi không hiểu được họ nghĩ gì, họ có một chương trình dài hạn nào để đổi mới, đồng thời bảo tồn những gì có tánh cách di tích lịch sử của thành phố không?



Trong lúc lang thang trên đường Bonard, đi ngang qua quán kem Bạch Đằng, tôi nhớ những kỷ niệm xa xôi thời tuổi trẻ thơ ngây, vui quá. Về New York, tôi tìm lại được một bài nói về khu phố Bonard này những ngày xa xưa ấy, xin chép lại dưới đây để chia sẻ với các bạn. (Sẽ bổ túc sau)



Lang thang khu phố Bonard









































Chu Trinh



Hàng năm cứ vào cuối Thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm...” về những buổi chiều đi dạo trên phố Bonard, con đường Lê Lợi xôn xao xiêm áo, nơi hội tụ của những trai thanh gái lịch đất Sài thành, Hòn Ngọc của Viễn Ðông, một thời vui nhộn, một thời huyên náo.Trong lòng những người đã từng đi dạo qua đây một thời trẻ trung vẫn đầy ắp những kỷ niệm ấm áp ngọt ngào.



Ngày xưa ấy có lẽ Sài gòn không có nơi nào vui chơi hấp dẫn hơn phố Bonard hay sao mà bọn choai choai từ khắp nơi cứ đổ về con đường trung tâm này chỉ để ngắm nhau và khoe quần khoe áo, nhất là vào những chiều Thứ Bảy và Chủ Nhật. Khúc đường cũng chỉ ngắn thôi, bắt đầu từ chợ Bến Thành, hướng về trụ sở Quốc Hội cũ nay là Nhà Hát Thành Phố, cứ chọn đi bên lề bên trái là đông vui nhất vì bọn trẻ toàn đi trên quãng đường này còn bên kia chỉ những người có việc mới vội đi qua vì nắng chiều bên đó gay gắt và không vui mắt bằng bên này.



Trên đoạn đường này việc buôn bán có vẻ sầm uất,đủ các mặt hàng như quần áo, giầy dép, ví da, túi xách, dây nịt, các loại lịch, tranh ảnh nhưng đáng chú ý là nhà sách Khai Trí, hàng kem Bạch Ðằng ở góc Pasteur, hàng nước mía Viễn Ðông ở bên kia đường và hàng thịt phá lấu cũng ở cạnh nước mía Viễn Ðông là các cô cậu chiếu cố nhiều nhất.



Bọn trẻ lúc đó làm gì có tiền vào ngồi những nơi sang trọng như Brodard, La Pagode bên Catinat, trong túi chỉ có mấy đồng bạc nên sau khi đi tới đi lui khát bỏng cả cổ chỉ có thể rủ nhau uống ly nước mía $2 hoặc mua vài đồng thịt phá lấu xâu trong cái que tăm vừa đi vừa ăn. Sang hơn thì vào kem Bạch Ðằng ngồi ngắm giai nhân tài tử đi qua đi lại cũng chỉ mất khoảng $10. Thú vị là dân đi dạo đều ăn mặc đẹp đẽ lịch sự.



Các cô hầu hết đều mặc áo dài muôn màu muôn sắc và muôn kiểu dáng. Sau này tôi còn đọc được là nhiều nữ sinh đã tự vẽ áo dài cho mình đi dạo phố khiến thiên hạ trầm trồ vì vừa lạ vừa đẹp. Hơn nữa là họ không đi một mình mà đi hàng đàn, mặt mày tươi vui, ríu rít như đàn bướm rực rỡ. Từ khi kiểu cổ áo dài Ngô đình Nhu ra đời thì áo dài cũng đột phá sang một giai đoạn mới với rất nhiều kiểu dáng lạ, lúc đầu vạt áo dài gần tới chân, sau đó ngắn dần có lúc chỉ dài hơn cái áo bà ba vài chục phân, cỡ ngang đầu gối. Tay áo lúc thon nhỏ, lúc loe ra, lúc ngắn lại, lúc dài che nửa bàn tay. Thân áo thì ngoài nhiều màu sắc ra còn in hình hoa lá hoặc sọc đủ loại.



Cuối cùng là các kiểu áo vẽ có thể do các họa sĩ được đặt hàng hoặc do chính chủ nhân của cái áo tự thiết kế. Cái quần dài của các cô cũng có những bứt phá không tiền khoáng hậu. Lúc đầu quần bó ống, quần ống loe rồi nó cứ dần dần rộng thêm ra từ mông xuống ống quần đến nỗi thoạt nhìn không biết cô đó mặc quần hay mặc váy. Ăn mặc như vậy thường bị các vị phụ mẫu cấm đoán. Thời đó báo chí có kể việc một ông bố bắt gặp cô con gái mặc quần maxi ngoài phố đã lấy kéo xẻ một đường dài từ ống quần lên tới gần mông ! Còn lai quần lúc đầu được may lại cẩn thận sau đó người ta chỉ hơ lửa cho hết tưa vải! Cái lai quần hơ lửa nhìn mềm mại và có nét duyên dáng riêng.



Bọn con trai cũng từng đàn ra phố “rửa mắt” nói nói cười cười, ngó ngang ngó ngửa. Thời đó chưa ai biết đến cái khẩu trang là gì nên người thực việc thực là hiển nhiên, không cần phải khám phá như bây giờ. Quần tây nam tuy ít kiểu cách nhưng lúc lưng cao, lúc lưng thấp,lúc ống nhỏ, lúc ống loe, lúc ống suông với áo sơ mi là chính. Có một số người mặc áo bỏ ngoài quần vẽ hình chim cò rất vui mắt và trẻ trung, họ thường là các sĩ quan trẻ đi tu nghiệp nước ngoài về .Thấy hay, một số người cũng bắt chước.



Về sau còn có áo thung Montagut là hàng cao cấp cũng được nhiều người ái mộ. Dạo phố Bonard thực ra chỉ là đi lên đi xuống trên một đoạn đường, không phải để mua sắm gì mà chỉ cốt để ngắm thiên hạ đi lên đi xuống; nhưng hết tuần này đến tuần khác, hết tháng này đến tháng khác và thậm chí hết năm này đến năm khác các bạn trẻ cũng không chán, mỗi lần đi họ cũng vẫn tìm được niềm vui mới và những điều mới lạ, thích thú.



Trong những nhóm đi dạo thường có tiếng sầm xì: con nhỏ đó là dân Văn khoa, anh kia là dân Dược v.v... Phải chăng họ đã ghiền cái không khí, ở đó họ được gặp những khuôn mặt vui tươi,cái sinh hoạt náo nhiệt và mong tìm gặp được bóng dáng hạnh phúc của đời mình trong số những người cùng đi dạo như thế.



Vì vậy chiều Thứ Bảy và Chủ Nhật phố Bonard lúc nào cũng tưng bừng náo nhiệt, hầu hết là đám thanh niên nam nữ, giới sinh viên, các quân nhân về phép. Nơi đó chính là một vườn hoa xuân và con người là những đóa hoa tươi thắm.



Hôm nay sau mấy chục năm tôi lại có dịp đi dạo trên hè phố Lê Lợi chiều Chủ Nhật, con đường xưa còn cất giữ nhiều kỷ niệm ngọt ngào không chỉ của riêng tôi mà còn của nhiều người nữa. Cũng đoạn đường cũ nay đã thay đổi khá nhiều, nhà cửa nhiều chỗ khang trang hơn. Nhà sách Khai Trí nay là FAHASA (cơ quan phát hành sách của nhà nước), không còn đông đảo người vào xem như xưa.



Kem Bạch Ðằng xây lại, lúc tôi đi qua khá thưa thớt: có mấy người trẻ nước ngoài xen với vài cô cậu người Việt. Nước mía Viễn Ðông và hàng Phá Lấu không còn lại dấu vết gì. Tôi không tìm thấy tà áo dài nào tha thướt trên đường, trừ mấy cô bán hàng bị bắt buộc mặc đồng phục, lượng người đi dạo rất lưa thưa và phần lớn là người nước ngoài. Những nam thanh nữ tú giống ngày xưa giờ chẳng thấy bóng dáng một ai:



Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo!



(Bà Huyện Thanh Quan)



Ngày xưa đi giữa đám đông là hòa mình vào đám đông, ngày nay tôi lạc lõng giữa những du khách nước ngoài như đến một vùng xa lạ. Chợt có một bà người nước ngoài hỏi thăm nơi đến một siêu thị, tôi cũng ngỡ ngàng chẳng biết nó ở đâu mà chỉ.



Các cửa hàng chỉ thấy những người ngoại quốc ra vào và có lẽ các chủ nhân cũng chỉ mong như thế. Khách hàng thuộc nhiều quốc tịch và màu da mà không còn có từng đàn cậu trai, cô gái trẻ trung vui tươi dắt nhau trên phố, như ngày xưa, từ các trường đại học Việt Nam trong thành phố mà con số hiện nay rất đông đảo. Không biết giờ này họ đang làm gì hoặc vui chơi ở những chỗ nào?



Những người muôn năm cũ,



Hồn ở đâu bây giờ?



(Vũ Ðình Liên)



Ði mãi, tôi cũng rẽ sang khu thương xá TAX, bây giờ xây lại rất Tây, sang trọng, nhưng khách hàng lưa thưa ít người ngoại quốc và lẻ tẻ vài cặp người Việt.



Ở đây tôi có cảm giác mình đang shopping ở một nơi nào không phải Việt Nam. Có người bảo không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông. Dòng thời gian trôi đi đã xấp xỉ trên dưới bốn mươi năm, biết bao biến cố đã xảy ra, tinh thần và cả thể xác con người đã thay đổi quá nhiều, trai thanh gái lịch ngày xưa giờ chỉ còn là những cụ già nhăn nheo, lọm khọm phiêu bạt khắp nơi trên trái đất.



Những ai muốn tìm lại cảm giác của quá khứ trên con đường này chỉ họa may còn thấy trong giấc mơ.”




(Người Việt, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=88072&z=3 )



Phố Bonard chiều Chủ Nhật lúc tôi về thăm lại Saigon. Bên kia đường là tiệm kem Bạch Đằng







Hành lang Eden những ngày trước Giáng sinh



















































































"Nguyễn Ðạt/Người Việt



Sau hai tuần lễ tù túng - vì bị tai nạn đứt gân đầu gối, Hương lê chân xuống 60 bực thang chung cư, rồi cà nhắc thêm vài bực thềm nữa, chúng tôi ngồi trong Hotel Continental, để Hương ngó xéo qua Givral, thấy một góc lịch sử Sài Gòn đang chết.



Tôi hớp vài ngụm cà phê ngọt ngậy, loại cà phê pha vụng của Saigon Tourist, tệ hơn cà phê vỉa hè, rồi chui vào lòng Givral vừa bị mổ bụng. Từ chỗ cái chết của nó, tôi nhìn ra, thấy những ánh mắt tò mò, không chỉ của du khách. Họ chụp vài tấm hình, rồi thản nhiên đi qua, nhưng có một người, cặm cụi, nói với tôi, anh muốn làm một người chứng, và chụp rất nhiều hình từ cái địa chỉ sắp biến mất này.



Trong những ánh mắt nhìn vô, nơi tôi đứng, có cái ngó xéo của Hương, và trong cái ngó xéo đó, những cái chết chồng chéo, xẹt qua, cày đi xới lại vẫn tiếp diễn. Quá khứ và hiện tại, trong những ngày tháng 4, đối với một số người, là cảm xúc của tình trạng bị bức tử, còn đối với một số người khác, là cảm xúc hả hê đầy cảnh giác.



Tôi chui khỏi cái bụng tanh bành của Givral, và chợt nhớ hai câu thơ Eliot trong Ðất Hoang, tháng 4 là tháng ác nghiệt nhất, tháng tử đinh hương sinh sôi từ đất chết. Dù trong hay ngoài hay ở giữa cái chết, của lịch sử hay cá nhân, đều phải đối mặt với sự bất an. (Nguyễn Quốc Chánh)



Hành lang Eden - Passages Eden - là một góc “linh hồn Sài Gòn.” Nhắc nhớ Sài Gòn không thể không nhắc nhớ Hành lang Eden. Khối nhà liên kết gồm 4 tầng theo kiến trúc phương Tây có “Hành lang Eden” ở tầng trệt, nằm gọn giữa 4 phố: Tự Do-Lê Thánh Tôn-Lê Lợi-Nguyễn Huệ.



Bốn mặt Hành lang Eden nhìn ra 4 con đường đẹp nhất Sài Gòn. Rạp chiếu phim “Eden” giữa lòng Hành lang Eden - không hoạt động từ sau 30 tháng 4, 1975 - mặt tiền nhìn ra đường Tự Do. Chếch lên phía Nhà thờ Ðức Bà, bên kia đường Tự Do nay là đường Ðồng Khởi, một công viên trên nền cao. Công viên mang tên Chi Lăng đó không còn dấu vết gì từ hai năm nay, tòa nhà cao tầng hiện đại xuất hiện ở đây mang tên “Vincom Center,” hung hãn dự phần vào việc phá vỡ không gian của cả một khu vực.



“Khu tứ giác Eden,” như bây giờ người ta gọi vậy, bao gồm trong đó hai nhà hàng - chủ yếu là cà phê, giải khát - không thể quên trong lịch sử Sài Gòn từ xưa tới nay: La Pagode và Givral. Nhà hàng La Pagode ở một đầu của tứ giác - góc đường Tự Do và Lê Thánh Tôn - mặc dù sau 30 tháng 4, 1975 trở thành Văn phòng công ty dịch vụ lữ hành Saigon Tourist, vẫn ở tại chỗ trong khu tứ giác Eden, bâng khuâng nhắc nhớ một thời cho những hoài niệm trân trọng của người Sài Gòn. Ðầu kia của tứ giác, nhà hàng Givral - góc đường Tự Do và Lê Lợi - may mắn hơn, kéo dài tuổi thọ tới hôm nay.











Bây giờ thì, cả La Pagode và Givral, chỉ còn âm thầm lưu lại hình ảnh mình trong sách báo, ở những cuốn album kỷ niệm của gia đình, ở mạng tìm kiếm trên Internet... Các nhiếp ảnh gia, các bác “phó nhòm” chuyên nghiệp chụp ảnh của Sài Gòn, ai ai cũng từng nhiều lần ghi hình ảnh khu vực quảng trường Lam Sơn, chọn lựa góc phố trước mặt Givral, vòm cong mái hiên kiều diễm của Givral thân thuộc không thể lẫn với bất cứ cửa tiệm nhà hàng nào ở khu tứ giác Eden và các khu vực lân cận.



Người dân Sài Gòn không biết tại sao nhà nước phá bỏ khu tứ giác Eden, một trong những công trình kiến trúc xưa, từ thời thuộc Pháp, là những công trình kiến trúc chủ yếu góp phần làm nên một Sài Gòn từng được gọi là “Hòn ngọc Viễn Ðông.”



Chúng tôi đọc trên tấm băng-rôn treo ở khu tứ giác Eden, những dòng chữ thông báo: “Vì lý do Ủy Ban Nhân Dân quận 1 thu hồi mặt bằng khu thương mại Eden theo thông báo số..., ngày 23 tháng 3, 2010...” Và những ngày sau đó tiến hành việc phá dỡ, tất nhiên bắt đầu phá dỡ ở bên trong các cửa tiệm nhà hàng hiệu sách, các văn phòng giao dịch thương mại...



Thời điểm tiến hành phá dỡ cũng là dịp nhà nước chuẩn bị chào mừng 35 năm ngày “giải phóng hoàn toàn miền Nam,” tiếp đó chào mừng kỷ niệm ngày sinh của “bác.” Nên khu tứ giác Eden có rất nhiều ngày nhộn nhạo, vừa tháo dỡ đục phá bên trong, vừa treo băng-rôn chào mừng cùng khắp, bao gồm cả những băng-rôn của các cửa tiệm, đơn vị thương mại... thông báo cho khách hàng biết địa điểm sẽ dời chuyển tới.











Chúng tôi gặp hai du khách nước ngoài đứng trước một cửa tiệm - biển hiệu ghi: Boutique Ngọc Châu/Since 1969 - sắp di dời, họ lắc đầu, nói với chúng tôi: “Sài Gòn của các bạn rất kỳ lạ, phá bỏ một khu vực có kiến trúc xưa vững chắc, hoàn mỹ như Passages Eden. Chúng tôi không thấy nơi nào trên thế giới như vậy. Chúng tôi biết, như tại Ba Lan, nhà phố và các công trình kiến trúc ở Vac-sa-va bị tàn phá suốt thời kỳ Thế Chiến Thứ Hai, đã được xây dựng lại theo đúng nguyên dạng ngay khi có thể. Ở đây thì lại tự động phá bỏ những công trình kiến trúc đã làm nên vẻ đẹp của Sài Gòn...”



Ký giả Glen MacDonald, trong buổi chính quyền thành phố tổ chức gặp gỡ các hãng truyền thông và ký giả quốc tế nhân dịp kỷ niệm ngày 30 tháng 4 vừa qua, đã nêu câu hỏi về việc Sài Gòn phá bỏ “Passages Eden,” một trong những công trình có kiến trúc đẹp. Vị phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố đã trả lời rằng khu Eden là một công trình đã xuống cấp, phải khẩn trương xây dựng mới... Rồi nói lảng tránh, bào chữa, rằng thành phố đặc biệt quan tâm bảo tồn kiến trúc cảnh quan đẹp, trong đó có những kiến trúc xây dựng từ thời Pháp, đơn cử như tòa nhà Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố - Tòa Ðô Chính của Sài Gòn cũ.



Chúng tôi vẫn thường xuyên lui tới những lối Hành lang Eden tìm hình bóng cũ, uống cà phê Givral, vào Nhà sách Xuân Thu - Albert Portail cũ - xem sách ngoại văn, không hề thấy một dấu hiệu xuống cấp nào.



Khu tứ giác Eden, với những cửa tiệm sang trọng bán hàng ngoại nhập, xa xỉ phẩm, sách báo nước ngoài, luôn được gia cố, sửa chữa, chỉnh trang. Và nếu khu tứ giác Eden xuống cấp, thì cũng xuống cấp cùng với toàn bộ những công trình xây dựng từ thời Pháp, trong đó có tòa nhà Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố mà vị phó chủ tịch đã nhắc tới.



Chúng tôi nhận thấy, khu tứ giác Eden, với Hành lang Eden mang đậm màu sắc Sài Gòn cũ, dấu ấn tính cách sinh hoạt của dân chúng miền Nam tự do thuở trước. Và chúng tôi nghĩ, hẳn điều này không vui vẻ hòa hợp chút nào với những người đại thắng 30 tháng 4, những người luôn mang trong mình “cảm xúc hả hê đầy cảnh giác.” "
(Nguoi Viet, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=113234&z=1)





"Linh hồn chính là quá khứ", một triết gia đã từng viết như vậy về cái hồn của một thành phố. Các thành phố nổi tiếng thế giới như Athen, Roma, Paris, Bắc Kinh, Kyoto… sở dĩ thu hút hàng triệu du khách là nhờ ở đó người ta cố gắng giữ gìn từng mảng tường, con đường, góc phố vốn đã làm nên bản sắc của thành phố.



Các thế hệ cư dân nối tiếp nhau lại ghi thêm dấu ấn của mình vào từng viên gạch, từng hàng cột, từng con hẻm để tạo nên công trình nghệ thuật vĩ đại, vô giá.



Như vậy, một thành phố cũng phần nào là ký ức tập thể của một xã hội, là lịch sử gắn kết cư dân của một cộng đồng, là sự tích lũy kinh nghiệm về một lối sống, nền văn hóa và môi trường chung. Tất cả những yếu tố đó gom lại sẽ tạo nên cái di sản văn hóa phi vật thể gọi là hồn đô thị.





Cao ốc Metropolitan





Sài Gòn sớm xuất hiện ở vị trí mũi nhọn của cuộc Nam tiến tìm đất sống của người Việt, trở thành tụ điểm di dân tứ xứ, nơi gặp gỡ của nhiều luồng giao lưu.



Quá khứ đó đã tạo nên diện mạo và bản sắc của Sài Gòn, một thành phố ngã ba đường, khác hẳn với những đô thị truyền thống Việt Nam. Tại những thành phố như Sài Gòn, sự phồn vinh làm cho cư dân gần gũi nhau, ký ức đan xen vào nhau. Nhịp sống ở đó mãnh liệt, hỗn độn hơn.



Thông qua các đô thị như thế, đất nước được nối kết với các luồng giao lưu liên tục về con người, tư tưởng và cả luồng tư bản. Nó cũng chuyển về cho đất nước luồng sinh khí mới, nhiều sáng tạo, ngày càng lan rộng ra toàn bộ đất nước cùng với những cái mới rất cần thiết, chống lại sự xơ cứng, rập khuôn, đơn điệu.



Sài Gòn khởi đầu là giao điểm các đường thủy bộ, tụ điểm lưu dân người Việt. Người Hoa tiếp tay biến nó thành một cảng thị sầm uất để giao lưu với khu vực. Người Pháp đến đã mở toang cảng thị, thu hút đầu tư và di dân tứ xứ về đây xây dựng nơi đây thành hẳn một đô thị công thương nghiệp hiện đại, trung tâm của một thị trường rộng lớn gồm cả vùng Đông Dương lẫn Hoa Nam.



Sài Gòn từ đó đặc biệt mang dấu ấn Pháp. "Nhưng Sài Gòn chưa bao giờ là nước Pháp. Nếu nó mang dấu ấn của các nhà kiến trúc Pháp thì ngược lại chính các nhà kiến trúc cũng mang nặng dấu ấn của Sài Gòn", như nhận xét của Tùy viên Văn hóa-Khoa học Pháp Stéphane Dovert trong đề tựa cuốn sách viết nhân Sài Gòn 300 tuổi.



Thời Pháp thuộc, Sài Gòn đã tồn tại song song nhiều dạng ở và sinh hoạt. Có mạng lưới ngõ xóm của người Việt, thành phố vườn cây của người Pháp, phố xá sầm uất của người Hoa, đường phố bazar của người Ấn. Chưa bao giờ thành phố Sài Gòn mang tính chất đa văn hóa, đa chủng tộc như thời đó.



Cho nên ở Sài Gòn, khác với bất cứ nơi nào ở nước ta, ta có thể nhìn thấy bên cạnh đình chùa Việt là chùa miếu, hội quán của người Hoa, chùa Miên, thánh đường Thiên chúa giáo bên cạnh chùa Chà, mosque Hồi giáo, đền Chăm… các lối sống và sinh hoạt văn hóa cứ đan xen nhau rõ rệt ở Sài Gòn.



Từ đất Gia định, Gò Vấp, Hóc Môn nửa phố thị, nửa miệt vườn, ta có thể bước vào khu phố Tàu Chợ Lớn nhộn nhịp. Từ quán ăn Pháp có thể xẹt vào tiệm bazar Chà. Tính chưa đầy đủ Sài Gòn những năm đó có tới hơn 40 quốc tịch khác nhau sinh sống lâu năm. Đông đảo nhất là người Việt với biểu hiện qua 272 ngôi đình cùng hàng nghìn chùa miếu, nhà thờ…





Du khách nước ngoài tại TP.HCM





Không ít người cho rằng Sài Gòn là một thành phố mới, lai tạp, không có bản sắc văn hóa riêng do tính chất ngã ba đường của nó.



Thực ra, lịch sử Sài Gòn tuy chỉ mới mấy trăm năm, nhưng bản sắc độc đáo từng làm nên cái hồn đô thị của nó cũng đã hình thành qua các công trình cha ông để lại.



Khu tứ giác vùng đất cao trung tâm quận I vẫn là khu trung tâm lịch sử của thành phố. Cha ông chúng ta đã chọn chốn này làm trung tâm đô thị. Người Pháp đến cũng không có sự chọn lựa nào khác để đặt các cơ quan đầu não với các công trình kiến trúc chọn lọc như dinh Toàn quyền, Nhà thờ lớn (Đức Bà), Tòa án, Nhà hát, Bưu điện…



Tất cả đã làm nên một quần thể kiến trúc với một không gian rộng mở, hòa nhập vào trong khoảng cây xanh, tạo thành một tuyệt tác quy hoạch đô thị vừa lãng mạn, vừa uy nghiêm. Nhờ đó mà Sài Gòn đã từng được du khách phương Tây dành cho cái tên khá mỹ miều "Hòn ngọc Viễn Đông".



Khi nói về Sài Gòn, KTS Hoàng Đạo Kính đã nhận xét thật chính xác: "Thành phố Hồ Chí Minh khác hẳn những đô thị khác. Trong sự phát triển của nó không thể không dựa vào những yếu tố chủ đạo như những khoảng không lãnh thổ rộng lớn, hệ thống kênh rạch, sông và biển, những truyền thống và giá trị văn hóa Nam Bộ, quỹ kiến trúc đô thị và kỹ thuật khổng lồ và không thiếu sắc thái riêng, sự tham gia tương đối sớm vào quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa, trình độ quản lý đô thị và nhất là trình độ nổi trội trong công nghệ xây dựng. Không thể không nhắc tới một yếu tố: sức sống, tính năng động, sức vươn lên của cả một cộng đồng xã hội".





Tiếc rằng hiện nay trong cái nôn nóng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều đô thị nước ta trong đó có cả Sài Gòn, chúng ta chưa tiếp thu được những bài học của quá khứ và đang vô tình xóa dần đi di sản khi áp dụng kiểu qui hoạch máy móc bàn giấy, phủ nhận nền kiến trúc của các thế hệ đi trước.



Làm như vậy là chúng ta tự đóng cửa với quá khứ, làm mất đi bản sắc của chính mình, phá bỏ thành quả của các thế hệ đã qua và trầm trọng hơn là đang xóa đi chính cái hồn đô thị của mình.



(KTS Nguyễn Hữu Thái-VHNT) "
(Nguồn: http://my.opera.com/alwayssomewhere/blog/show.dml/1628157 )



Đi tìm hạnh phúc

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3063862





Khai trương 5 Blog mới kể lại những ngày hưu trí đi du lịch khắp nơi, đi, thấy, hiểu, và vui hưởng cuộc đời. Mời các bạn viếng thăm:




Việt Nam, Quê hương mến yêu




Những ngày về thăm lại quê hương



http://lthdan03.wordpress.com/





Nước Mỹ nơi tôi đang sống



Những ngày sống tại Mỹ



http://lthdan04.wordpress.com/





Những ngày hưu trí



Đi tìm hạnh phúc



http://lthdan02.wordpress.com/





Du Lịch thế giới



Thế giới dưới mắt một người Mỹ gốc Việt



http://lthdan05.wordpress.com/





Đi giang hồ với người tình trăm năm



Đi tìm hạnh phúc



http://lthdan.wordpress.com/





Mời đọc thêm:



Saigon: Thăm Nhà Bưu Điện

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12004422



Du lịch Trung Quốc (6): Tháp truyền hình Minh Châu Phương Đông (Thượng Hải)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11993852



Du lịch Trung Quốc (5): Dự Viên (Thượng Hải)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11991692



Saigon: Thăm Nhà Thờ Đức Bà (Vương Cung Thánh Đường)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11989922



Du lịch Trung Quốc (4): Thập Tam Lăng (Beijing)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11978772



Bryce Canyon: Sunset Point (Điểm Mặt Trời Lặn)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11975252



Saigon: Thăm dinh Độc Lập xưa

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11971262



Saigon: Đi tìm bóng dáng nhà ga Saigon xưa

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11968442



Bryce Canyon: Inspiration Point (Điểm Cảm Hứng)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11958492



Du lịch Trung Quốc (3): Di Hòa Viên (Beijing)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11956252



Saigon: Đi chợ Saigon

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11952962



Saigon: Bán đồ lưu niệm cho du khách quốc tế

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11936072



Red Canyon: Hẻm Núi Đỏ

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11922232



Đi xích lô lang thang phố xá Đà Nẵng

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11912092



Du lịch Trung Quốc (2): Vạn Lý Trường Thành (Beijing)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11903812



Hẻm Núi Bryce (Bryce Canyon)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11885912



Du lịch Trung Quốc (1): Bắc Kinh (Beijing)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/du-lich-trung-quoc-1-bac-kinh-beijing



Vũng Tàu: Khu Bãi Dứa

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11863712



Con đường lãng mạn (The Romantic Road)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11861832



Salt Lake City: Quảng trường Đền Thờ (Temple Square)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11860232



Đà Nẵng: Bãi biển Mỹ Khê đẹp nhất thế giới?

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11847282



Đà Nẵng: Một đêm vui tại Danube Club

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11823442



Munich: Đi nhậu ở quán beer Hofbräuhaus

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11821372



Đà Nẵng: Một buổi sáng trên bờ sông Hàn

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11819272



Đà Nẵng: Một góc sông Hàn

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11780082



Paris: Hội ngộ 35 năm tốt nghiệp Y Nha Khoa Sàigòn

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11777602



Munich: Quảng trường Đức Mẹ (Marienplatz)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11769142



Utah: Thành phố Salt Lake

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11753102



Đà Nẵng: Trên đỉnh Bà Nà - Núi Chúa

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11745502



Munich: Lâu đài Nymphenburg của vua Ludwig

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11620222



Đà Nẵng: Đi cáp treo núi Bà Nà

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11612582



Utah: Miền đất hứa?

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11609922



Vũng Tàu: Tham quan Bạch Dinh

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11602642



Prague: Một buổi tối tuyệt vời

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11594852



Vịnh Hạ Long: Đảo Tuần Châu

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11572862



Hồ Gấu (Bear Lake)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11571242



Prague: Cung điện Prague (Prague Castle)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11567251



Vịnh Hạ Long: Hang luồn

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11561211



Jackson: Show Cao bồi miền Tây

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11542291



Prague: Lang thang thăm viếng một di sản thế giới

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11532251



Vịnh Hạ Long: Động Thiên Cung

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11528411



Prague: Krizikova Fountain, Những giây phút tuyệt vời

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11525751



Jackson: Thành phố nhiều xác thú rừng

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11522881



Vịnh Hạ Long: Một cuộc đời đáng sống

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11512041



Prague: Tu viện Strahov

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11510381



Jackson: Thành phố cao bồi ngày xưa

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11497111



Vienna: Đi nghe hòa tấu nhạc Viennese Waltz

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11488861



Vịnh Hạ Long: Một buổi sáng nhiều sương mù

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11487071



Snake River: Du thuyền trên sông Rắn

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11485201



Vienna: Cung điện mùa hè Schönbrunn Palace

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11475041



Epcot: Một chút Trung Quốc trên đất Mỹ

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11458181



Một đêm với cao bồi miền Tây Hoa Kỳ (Wild West)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11443311



Vịnh Hạ Long: Cầu Bãi Cháy

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11439121



Sống theo lối cao bồi miền viễn Tây: Đi xe ngựa Chuckwagon

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11428201



Vienna: Nhà thờ St. Stephen

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11415391



Yellowstone: Mạch nước phun Old Faithful

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11422121



Cố đô Hoa Lư: Đền Vua Lê

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11407401



Grand Teton National Park: Hồ Jenny

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11400171



Cố đô Hoa Lư: Đền Vua Đinh Tiên Hoàng

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11393241



Grand Teton National Park: Hồ Colter

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11381851



Du lịch Tam Cốc (2)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11372921



Yellowstone: Bầy bò rừng bên bờ sông

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11363791



Hoàng Cung Áo (Hofburg Imperial Palace)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11358761



Yellowstone: Khu mạch nước phun Upper Geyser Basin

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11347471



Du lịch Tam Cốc

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11326741



Đêm giã từ trên tàu cruise lớn nhất thế giới Oasis Of The Seas: Farewell Party (3)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11320861



Trên đường phố Vienna

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11297501



Thích Ca Phật Đài (Vũng Tàu)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11286481



Yellowstone: Một đêm bên bờ hồ

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11264631



Ngày cuối cùng trên tàu cruise lớn nhất thế giới Oasis Of The Seas: Đến lúc nói lời từ biệt (2)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11251021



Yellowstone: Hẻm núi lớn

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11249081



Budapest: Một đêm vui

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11231721



Vũng Tàu: Tượng Chúa Kitô Vua cao nhất thế giới

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11211431



Ngày cuối cùng trên tàu cruise lớn nhất thế giới Oasis Of The Seas (1)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11205261



Yellowstone, Vườn quốc gia đầu tiên và lớn nhất nước Mỹ

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11194151



Vũng Tàu: Bãi Sau

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11166321



Tranh danh lam thắng cảnh Yellowstone

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/tranh-danh-lam-thang-canh-yellowstone



Làng Szentendre (gần Budapest)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11126951



Vũng Tàu: Bãi trước

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11123751



Đi xem Show Come Fly With Me (Hãy bay cùng Em)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11108031



Danube, dòng sông xanh?

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11105121



Hà Nội: Đền Quán Thánh

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11092161



Học Nhảy tại Hoa Kỳ: Thời oanh liệt nay còn đâu?

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11090161



Bảo tàng viện da đỏ (Plains Indians Museum)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11087961



Trung tâm lịch sử Buffalo Bill ở Cody

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11052161



Ngày thứ 6 trên tàu cruise lớn nhất thế giới Oasis Of The Seas

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11049341



Trên đường đi Yellowstone: Thành phố Cody, Wyoming

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11035571



Đêm nhảy Disco ngoài đường (Disco Street Party)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11011871



Trên đường đi Yellowstone: Thác nước Shell

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10994951



Show trượt băng (Ice Skating) Frozen in time

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10974471



Đảo St Martin và thủ đô Marigot

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10971071



St Maarten/St Martin, một đảo nhỏ chia đôi cho hai quốc gia

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10953871



Ngày thứ năm trên tàu cruise lớn nhất thế giới Oasis Of The Seas

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10927781



Trên đường đi Yellowstone: Vượt núi Bighorn

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10900031



Đêm tưởng nhớ Ricky Nelson

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10890661



Đêm thứ tư trên tàu cruise lớn nhất thế giới Oasis Of The Seas

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10884831



Deadwood, thành phố vô luật lệ nhất của Mỹ

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10850001



Charlotte Amalie (St Thomas - Virgin thuộc Mỹ)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10848261



Tatanka, câu chuyện bò rừng

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10837251



Những cảnh đẹp của đảo St Thomas - Virgin thuộc Mỹ

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10829661



Trên đĩnh núi St Thomas - Virgin thuộc Mỹ (2)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10814711



Trên đĩnh núi lửa St Thomas - Virgin thuộc Mỹ (1)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10772361



Đảo Virgin thuộc Mỹ nhìn từ tàu cruise lớn nhất thế giới Oasis Of The Seas

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10737421



Hoc nhảy theo lối M. Jackson trên tàu cruise lớn nhất thế giới Oasis Of The Seas

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10728961



Khu Boarwalk trên tàu cruise lớn nhất thế giới Oasis Of The Seas

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10708631



Công viên Central Park trên tàu cruise lớn nhất thế giới Oasis Of The Seas

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10686661



Khu Royal Promenade trên tàu cruise lớn nhất thế giới Oasis Of The Seas

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10670981



Đi khiêu vũ trên tàu cruise lớn nhất thế giới

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10644501



Đi xem show "Oasis của những giấc mơ"

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10637311



Áo dài Việt Nam trên tàu cruise lớn nhất thế giới Oasis Of The Seas

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10595731



Paradise Island, nơi thi Hoa Hậu Hoàn Vũ 2009

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10583681



Thăm viếng Nassau thuộc Bahamas (2)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10558861



Thăm viếng Nassau thuộc Bahamas

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10552861



Lên tàu cruise lớn nhất thế giới Oasis Of The Seas

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10538361



Miami Beach một ngày vui

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10145541



Hoa Tulip Saigon, hoa tulip New York

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10139551



Washington DC: Hình ảnh Cherry Blossom Parade 2010

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10137901



Bảo tàng lịch sử tự nhiên: Nguồn gốc con người

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10124671



Tham quan núi Tổng Thống Mt Rushmore

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10123311



Trung Tâm Kennedy

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10118411



Đài tưởng niệm Roosevelt

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10096861



Hà Nội: Văn Hồ (Hồ Giám hay Hồ Minh Đường)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10094621



Budapest, di sản thế giới

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10084491



Đài tưởng niệm Lincoln

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10075461



Con đường Iron Mountains (gần Mt Rushmore)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10074111



Bò rừng ở công viên Custer

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10068331



Đài tưởng niệm Jefferson

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10050421



Công viên Custer (South Dakota)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10003071



Một ngày đi ba nước: Ba Lan, Slovakia và Hung Gia Lợi

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10048401



Đài tưởng niệm Tổng Thống Washington

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10028241



Điện Capitol, Quốc hội Mỹ

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/10004781



Washington DC: Nhà Trắng (Tòa Bạch Ốc)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9987231



Washington DC: Mùa hoa anh đào

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9984291



Một đêm tại Krakow (Ba Lan)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9977031



Bảo tàng lịch sử tự nhiên New York

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9966191



Thành phố Keystone (South Dakota)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9962921



Anh hùng da đỏ Crazy Horse (Ngựa điên)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9950391



Saigon: Bảo tàng chứng tích chiến tranh

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9934501



Hà Nội: Văn Miếu - Quốc Tử Giám

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9933341



New York: Đi lang thang một ngày đẹp trời tháng tư

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9931381



New York: Đi ngắm hoa anh đào

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9913551



Ngày dài nhất: Đi 3 tiểu bang Colorado-Wyoming-South Dakota

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9912691



New York: Hoa Thuỷ Tiên mọc đầy đường

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9911231



Mỏ muối Wieliczka, di sản thế giới

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9893081



Saigon: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9890551



Santa Barbara, thành phố biển rất đẹp

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9888881



Thành phố Denver dễ thương

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9880281



Nhà thờ truyền giáo Mission Santa Barbara

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9873261



Núi Tổng Thống Mt Rushmore

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9870371



New York nơi tôi đang sống

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9846161



Danh lam thắng cảnh ở Mỹ, nơi tôi đang sống

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9847841



Hoa cánh bướm ở New York

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9844001



Lễ Hội hoa tiệm Macy New York

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9831341



Hoa mai Mỹ (Forsythia)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9829711



Solvang, thành phố của người gốc Đan Mạch (Cali)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9825811



Carmel-by-the-Sea, Thành phố của nghệ sĩ (California)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9823321



Quảng trường chợ cũ Krakow (Main Market Square)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9808441



Lễ hội Hanami (ngắm hoa anh đào) ở New York

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9805521



Hà Nội: Chùa Trấn Quốc, một di tích lịch sử

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9803511



Con đường Vua đi (Royal Road)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9794841



Vườn Nhật ở New York

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9785191



Thành phố lâu năm nhất Cali (San Luis Obispo)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9771761



Sân Golf Pebble Beach

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9768931



New York: Mùa Hoa Anh Đào

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9759481



Trên sông Son

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9729291



New York: Hoa Mộc Lan

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9725941



Đền Vua Wawel Castle, một di sản thế giới

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9723661



New York: Mùa xuân trong xóm tôi

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9708161



Con đường 17 dặm (17-Mile Drive)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9703481



Hồ cá Vịnh Monterey (2)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9700251



Tham quan Krakow

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9685191



Hà Nội: Chùa Một Cột

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9683011



Hồ cá Vịnh Monterey (Monterey Bay Aquarium)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9676291



Bến Ngư Phủ Monterey

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9666381



Auschwitz, một di sản thế giới

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9647261



Hà Nội: Hồ Trúc Bạch

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9635741



Đường Cannery Row (California)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9629281



Phía Nam Miami Beach

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9612381



Thăm viếng Hà Nội: Hồ Tây

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9609881



Thiên đàng Sarasota (Florida)

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9574521



Đức Mẹ Đen Jasna Gora, nữ vương Ba Lan

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9567141



Saigon mùa Giáng Sinh

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9534831



Bãi biển Miami Beach

http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/9533941



[FONT=tim

Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/12008292

Saigon: Đi tìm bóng dáng nhà ga Saigon xưa

Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11968442

Bryce Canyon: Inspiration Point (Điểm Cảm Hứng)

Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/11958492

Hãy hát lên lần nữa, chàng Đam San Y Moan!

(TT&VH) - Cú điện thoại của nhạc sĩ Nguyễn Cường lúc 7 giờ sáng 25/5 “Y Moan bị ung thư ở vòm bụng di căn giai đoạn cuối” khiến tôi bàng hoàng. Lá phổi đã cho anh tráng khí cao nguyên, giờ ruỗng vì nicotin. Dù thế tôi vẫn mong những điều diệu kỳ sẽ xảy ra và “chàng Đam San của âm nhạc Việt Nam” sẽ tiếp tục hát lên một và nhiều lần nữa.

Giọng hát không thể nhân bản


NSƯT Y Moan năm 37 tuổi
Chỉ với Ơi M’Drak, Y Moan đã khắc vào tâm trí hàng triệu khán giả trong và ngoài nước, tầm vóc một nghệ sĩ hát. Nghe anh hát, người ta thấy yêu M’Drak, yêu cao nguyên đại ngàn, yêu đất nước mình. Tình yêu tự nhiên, mãnh liệt như khí chất của chàng Ê Đê đang bùng cháy những lời thiêng của Yàng (Trời) từ lồng ngực, từ máu thịt.


Trong Trường ca Đam San - linh hồn của dân tộc Ê Đê và Tây Nguyên, chàng Đam Sam khát vọng đến xứ sở Nữ thần Mặt trời, cướp nàng về làm vợ. Chàng vượt bao gian khổ, hiểm nguy đến xứ sở mơ ước ấy. Sức nóng của mặt trời đã thiêu cháy chàng, song khát vọng của Đam San không lụi tắt.

Y Moan là Đam San mới của Tây Nguyên. Mỗi lời chàng hát, là cất lên khát vọng ngút trời, của Y Moan, của Ê Đê.

Chàng “Đam San” Y Moan suốt 35 năm đã hát không ngừng những khát vọng ấy bằng giọng nam cao vang khỏe, đầy sinh lực vạm vỡ như xuyên đại ngàn, ào sông thác, vươn núi cao hùng vĩ. Một giọng hát không thể nhân bản, hoang dã và huyền bí. NSƯT Y Moan hát trên sân khấu, hát cho bạn bè, hát cho buôn làng, không bao giờ biết chối từ khi có người muốn nghe anh hát. Anh thường vào các buôn làng để sưu tập những làn điệu của kho tàng Tây Nguyên đang mai một, những bộ cồng chiêng “chảy máu” vì thất thoát bán - mua và để hát. Y Moan hát là làm một “tăng” 20 bài hát, nuốt khói lửa, muội đèn, ho ra máu, phải cấp cứu vì bệnh phổi.

Sáng 28/5, nghe tôi báo tin, nhà văn Trung Trung Đỉnh, một người am tường Tây Nguyên giật mình:“Thật ư? Mới ngày nào Y Moan còn hát bốc lửa cơ mà. Những năm 1980, tôi từng cùng Y Moan về các buôn. Y Moan đem theo guitar, hát dân ca Ê Đê rất rock. Bà con đến kéo đến nghe không biết chán. Anh hát liên tục, đứt cả dây đàn vẫn hát. Dân nghèo, mỗi nhà tặng vài quả trứng. Rời khỏi buôn, Y Moan có một gùi trứng đem về Đoàn liên hoan. Ngày ấy, sao đẹp quá!”

Hơn cả ý thức chuyên nghiệp, Moan lao động cật lực khi tập, khi trình diễn. Khác với chuyên nghiệp phải giữ giọng, luyện thanh trước khi hát, Y Moan hát hết sức. “Hát như thể hát lần cuối rồi giải nghệ. Hát như đánh bạc đến hào cuối cùng” (Nguyễn Cường). Khó ví von nào sinh động, sắc nét hơn thế!

Hát và trồng cà phê

Đời Y Moan nghiện nặng hai thứ: Hát và thuốc lá. Cũng uống rượu như bất cứ người Ê Đê chính hiệu nào, từ nhỏ đã biết ché rượu cần. Solist chính của Đoàn Ca múa dân tộc Đắk Lắk không nhận chức vụ gì. Người đàn ông hát và trồng cà phê trên 4 ha ruộng ở Chư M’Nga, cách TP Buôn Ma Thuột 40 km. Nghệ sĩ và “kỹ sư trồng cà phê”, Y Moan chỉ làm hai công việc ấy, để lo cho cuộc sống và ba đứa con.

Y Moan vào đời, chỉ có đam mê và giọng hát.

Cứ thế, Y Moan cống hiến hết, không lo gì cho bản thân. Khi gặp anh trưa 25/7/ 2009, sau đêm nhạcTiếng đại ngàn, tại vườn KS Hà Nội Sport 96 Hàng Bạc, kế bên nhà Nguyễn Cường, nơi bà mẹ 90 tuổi của nhạc sĩ rất thương quý Y Moan; thấy anh đốt thuốc liên hồi, tôi đã nhắc nhở Y Moan bớt hút, để còn hát mãi ơi M’Drak, nhiều đoạn lên cao kinh hoàng. Anh và cậu con thứ hai, Y Garia cười, cả hai vẫn... tiếp tục hút. Y Moan bảo: “Sẽ hát mãi chứ, gọi M’Drak cả khi không hát mà!”.

Đầu tháng 5 này, Y Moan lên cơn đau. Bệnh viện Đắk Lắk bó tay, gửi nghệ sĩ về BV Ung bướu TP.HCM (quận Bình Thạnh). Bác sĩ hẹn mổ vào thứ ba 24/5. Vừa mổ ra, thấy di căn tứ tung, bác sĩ cho khâu lại ngay. Bất lực rồi, đã quá muộn. Khi bệnh nhân tỉnh gây mê, vợ con phải nói dối Y Moan: “Đã mổ xong, mọi việc ổn cả”. Mới hôm 23/ 5, NS Nguyễn Cường gọi điện hỏi thăm động viên, Y Moan còn nói chuyện như thường, tỏ ra lạc quan, tin tưởng vào liệu trình điều trị. Sau ca mổ, vợ anh có báo với Nguyễn Cường: “Y Moan yếu mệt lắm rồi, mắt dại”. Hiện giờ, anh lúc mê lúc tỉnh.

Anh em ở Đoàn Ca múa Đắk Lắk, ca sĩ Y Zak, nhạc sĩ Trần Tiến đến với Y Moan ngay khi biết tin. 27/5, Siu Black đã thăm người anh. Y Moan đã “đốt” Ngọn lửa cao nguyên của Trần Tiến, những khát khao hoang dại, mà không thể truyền lửa tồn sinh thắng bạo bệnh. Ngày 31/5, Y Moan sẽ trở về thành phố của mình.

“Tây Nguyên còn có Y Moan, đó là một huyền thoại”

Y Moan gắn với âm nhạc của Nguyễn Cường và đỉnh cao sự nghiệp của anh cũng từ những bài hát của Nguyễn Cường. Họ gắn bó không chỉ là nhạc sĩ - ca sĩ, mà còn là tình thầy - trò, anh - em, bạn - bè tri âm. Họ thăng hoa nhau, không thể thiếu nhau, như cặp bài trùng định mệnh.

Trong phòng khách nhà mình ở 94 Hàng Bạc, Nguyễn Cường bồn chồn bức bối lo lắng đau khổ. Người ở phố cổ Hà thành mà hồn thì vào Tây Nguyên. Hồi ức tràn về năm 1981, cuộc gặp đầu tiên của hai người. Ngày ấy, Nguyễn Cường vào Tây Nguyên lần đầu. Không gian, gió, rừng, sông, núi, con người nơi đây lập tức quyến rũ ông, ra đời ngay Xôn xang mênh mang cao nguyên Đắk Lắk (bài thường mở đầu các đêm nhạc Nguyễn Cường sau này). Y Moan lúc ấy 27 tuổi, tóc xoăn ngang vai, sắt đanh, da nâu rắn rỏi. Hát lên, Y Moan ưng bụng ngay, vì bài ra màu sắc, tinh thần Ê Đê. “Xôn xang” lạ lùng dù đã sinh trưởng trên vùng đất này, Y Moan chạy về nhà đem rượu và dao tới đoàn, anh cắt tay cho máu chảy vào chén rượu, Nguyễn Cường cũng làm thế và cùng uống cạn. Họ kết nghĩa từ hôm ấy.


Y Moan cõng Nguyễn Cường trên thảo nguyên M’Drak.
Ảnh: Nhạc sĩ Nguyễn Cường cung cấp

Y Moan gọi Nguyễn Cường là thầy. Nhạc sĩ nói: “Có kiểu thầy dạy trực tiếp. Tôi là thầy dạy bằng tác phẩm’’. Ơi M’Drak của Nguyễn Cường gây chấn động qua tiếng hát Y Moan. Tây Nguyên chưa ai hát thế. Việt Nam chưa ai hát thế. Hàng trăm năm sau không có.

Mùa khô. Lại mùa khô, 16/11/ 2009. NS Nguyễn Cường làm tổng đạo diễn đêm khai mạc Đắk Lắk - huyền thoại, voi, 90 phút, VTV2 truyền hình trực tiếp, NS Nguyễn Cường trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Đắk Lắk trước buổi diễn: “Tây Nguyên nhiều huyền thoại, không chỉ có voi. Tây Nguyên còn có Y Moan, đó là một huyền thoại”. Dịp ấy, ông cũng nói điều này với Chủ tịch tỉnh và lãnh đạo tỉnh cũng nhất trí sẽ làm hồ sơ đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND cho Y Moan, ghi nhận xứng đáng cho những gì Y Moan cống hiến chúng ta. Trong đêm “Huyền thoại” ấy, 9 con voi được huy động. Nguyễn Cường tập hợp đàn em “đệ tử ruột”, cũng là những giọng hát quý, Siu Black hát: Nhịp chiêng buôn K’Siar, Y Moan lại Xôn xang mênh mang ...

“Lúc ấy, Y Moan hoàn toàn khỏe mạnh”, Nguyễn Cường ngậm ngùi. Đâu ngờ, đó có thể sẽ là lần cuối Y Moan hát trước khán giả, lần cuối làm việc với Nguyễn Cường. Đêm nhạc Nguyễn Cường 24/7/2009 tại Nhà hát Lớn buồn thay có thể sẽ là đêm diễn cuối cùng của Y Moan trên sân khấu, cũng là lần cuối cùng anh gặp khán giả Thủ đô. Làm sao để anh có thể trở lại Hà Nội bây giờ?

Không kip ra CD cho riêng mình

Lần ra Hà Nội năm ngoái, Y Moan đã đến nhà NS Bùi Minh Đạo thu âm một số bài “đỉnh” để làm album “kỷ niệm nếu một ngày kia không còn sức nữa”. Ngày ấy còn xa lắm, anh tin thế, anh chưa làm gì cho mình, dẫu chỉ 1 CD, dù nhà đã có phòng thu 3 năm.

Tiếng hát thời hoàng kim nhất đã không có CD ghi lại. Và giờ không kịp nữa.

Y Moan đặt tên cho các con Y Vol (hơi thở), Y Garia, H’Dresden - những nơi anh đã đến. Hai con trai anh đều đã học và làm việc tại Hà Nội, theo đuổi âm nhạc, anh chơi trống, em hát. Anh đặt tên cho 2 cháu gái nội H’ Sava (lớp 3) H’ Savi (lớp 1) nghĩa là “hoàn hảo” mà không thể trọn kiếp để làm ông dạy chúng hát mỗi ngày. Anh chai tay phát nương rẫy, chân đạp núi lội sông, mà không còn sức phóng mô tô 100km để thăm lại quê mình và cùng Nguyễn Cường dạo bước trên thảo nguyên lần nữa.

Y Moan già, sẽ là một già làng uy tín. Anh uy tín từ lúc trẻ, khắp Tây Nguyên; nên lúc già, không còn sức để hát, anh sẽ ngồi trong nhà rông, bên đống lửa để kể khan, kể sử thi, trường ca, huyền thoại. Oái ăm thay, ông Trời hay thử thách người tài người tốt. Số phận ghiệt ngã đã giáng tai họa xuống Y Moan. Chiều 28/5, NS Nguyễn Cường đã điện thoại cho Chủ tịch tỉnh Đắk Lắk Lữ Ngọc Cư. Ông Cư cho biết, tỉnh đang làm gấp hồ sơ gửi Bộ VH,TT&DL. Mong Nhà nước kịp trao danh hiệu NSND trong khi Y Moan còn ở giữa chúng ta.

Y Moan không kịp ra một CD riêng của mình. Tiếng hát anh vẫn vang lên trong sâu thẳm trái tim công chúng yêu nhạc, như khi anh đã hát từ trái tim cuồng nhiệt. Nhạc sĩ Nguyễn Cường kể, hơn 20 năm trước, Y Moan đã hát cho đồng bào bài Ơi M’Drak bằng cả tiếng Kinh lẫn tiếng Ê Đê. Lúc đầu nhạc sĩ ngạc nhiên hỏi: “Y Moan dịch à?” Y Moan không hiểu từ dịch, anh hồn nhiên: “Em chỉ hát tiếng mẹ đẻ, diễn tả tình yêu quê hương, nguồn cội theo cách của em, sau khi thấm những ca từ của thầy”. Nguyễn Cường khẳng định: “Y Moan không dịch mà làm lời mới. Ba lời của tôi cộng lại, không bằng một phần mười lời của Y Moan bằng tiếng Ê Đê. Y Moan làm lời bằng vô thức, và nó sâu, hay tài đến mức mà lời Ê Đê ấy, khi nghe kĩ (tôi biết tiếng Ê Đê), thấy sức mạnh khiếp khủng hơn cả những bài thơ hiện đại”.

Còn với tôi, hình ảnh “bồ câu rụng” quá ảm ảnh khi Y Moan tả mùa khô Tây Nguyên. Khô đến mức cây thành củi, bồ câu rụng. Y Moan xây dựng hình ảnh bằng “kỳ khí” của một nghệ sĩ thiên bẩm, một sáng tạo vô song. Và đây, Ơi M’Drak lời của Y Moan:

“Mùa cành củi khô rụng
Mùa bồ câu rụng
Tao lại nhớ về M’Drak
Nơi mẹ đẻ ra mày
Nơi mẹ đẻ ra tao
ở gốc cây cổ thụ
Trăng ba mùa lưỡi liềm
Gió thổi và cùng gió thổi’’

Vang vọng không gian, tiếng ca như lời gọi khắc khoải, thảng thốt, chan chứa, ngân mê của Y Moan trong coda (phần kết). Không coda, Y Moan cùng M’Drak sẽ là huyền thoại của Tây Nguyên như lời kết kia thành cao trào “Ơi M’Drak” của tình yêu. Khi yêu quá, người ta không thể nói gì hơn ngoài tha thiết gọi.

Những ông già sẽ kể khan về Y Moan

Y Moan là Đam San. Chàng sẽ tiếp tục đi trong khát vọng của tiếng hát huyền nhiệm của mình. Có thể Y Moan không kịp thành ông già. Nhưng những ông già sẽ kể khan về Y Moan: “Bao nhiêu vì sao đêm đêm về đây, bên cây lửa hồng. Bên tôi, giọng trầm ấm, cha tôi kể khan, mơ Đam San trở về. Tôi đi khắp đất trời xa xôi, không nơi nào như quê tôi”... Dù thế nào thì “Đam San” Y Moan sẽ trở về, ở lại trong Tây Nguyên, và bay bằng chính tiếng hát quyền năng của anh như lời ca Ơi M’Drak “Tôi mơ bay trong ngàn vì sao”.

Mùa khô năm nay, dù Y Moan ở đâu, tôi biết, anh sẽ tưới tiếng hát khắp đại ngàn. Tôi lại thấy Y Moan da nâu cháy nắng, bời bời tóc đen như mắt, ôm guitar hát mãi nơi thảo nguyên bao la. “Cứ hát đi Y Moan/ Anh không có quyền ngơi nghỉ/ Chừng nào chúng ta còn nước mắt/ Người ta nói: Anh có thể chết được cho một M’Đrăk của riêng anh/ Tôi tin điều ấy/ Và thật ra/ Nếu cuối cùng có phải chết trong bài hát của đời mình/ Cũng tuyệt vời cái chết”. Y Moan, như Trần Hòa Bình viết và tiên cảm từ 1987, người đã hát bằng nước mắt Ê Đê, dữ dội và mê hoặc. Anh bất tử với M’ Drak, với Tây Nguyên.

28/5/2010

Vi Thùy Linh
Theo Thể thao văn hóa

Xem đầy đủ bài viết tại http://nhombuiduong.blogspot.com/2010/05/hay-hat-len-lan-nua-chang-am-san-y-moan.html

Bài đăng phổ biến