Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Phong tục tết của người Mông ở Kì Sơn- Nghệ An

Lên Kỳ Sơn vào dịp cuối năm này, tôi dành nhiều thời gian tìm  hiểu phong tục Tết của người Mông ở Kỳ Sơn và đã có hai ngày đêm về các bản Trường Sơn, Tiền Tiêu (xã Nậm Cắn), bản Sơn Hà (xã Tà Cạ) là những bản thuần dân tộc Mông.

Theo các già bản cho biết, nay bà con đã tự nguyện đón Tết cổ truyền dân tộc trùng với Tết Nguyên đán như người Kinh. Trước đây, Tết của người Mông cũng theo lịch thời vụ của nhà nông, theo các tuần trăng như Âm lịch, có khác là người Mông không tính theo năm nhuận nên thời gian có xê dịch trong khoảng 1 tháng. Nay chuyển thời gian theo Tết Nguyên đán có thuận lợi là việc học tập, công tác của con em không bị ảnh hưởng mà phong tục Tết vẫn được bảo tồn.




Trang phục dân tộc của thiếu nữ Mông. Ảnh: P.V
Trong phong tục Tết của người Mông, các gia đình dùng ngọn tre quét trong nhà để xua hết mọi điều không may. Trong 3 ngày Tết không ai được quét nhà. Sau lễ này còn có lễ Hạp Kỳ (gọi vía) cho người già cũng rất quan trọng, giống như lễ mừng thọ ở miền xuôi. Đây là một phong tục đẹp, như là dịp con cháu tỏ lòng hiếu thảo, tạ ơn các đấng sinh thành nhân dịp năm mới. Trong lễ gọi vía bắt buộc phải có một đôi gà có cả trống cả mái, một con lợn, sau lễ giết thịt gà trống bày lên cỗ cúng tết, còn để xem chân, đầu gà… để biết những điều may mắn hoặc không may trong năm mới. Qua tìm hiểu được biết, lễ tạ ơn (gọi vía) này đều có ở các dân tộc khác như Thái, Khơ mú… Nhưng khác với dân tộc Mông, lễ gọi vía của đồng bào dân tộc Khơ mú, Thái phải có thêm đĩa xôi, 2 vò rượu cần, những gia đình có điều kiện còn thêm bạc nén, vòng cổ, vòng tay, quần áo mới…, cuối lễ còn có tục buộc chỉ cổ tay.

Theo ông Hờ Chống Nhìa, Chủ tịch xã Nậm Cắn, trong những ngày Tết cổ truyền, các bản người Mông có nhiều trò chơi như ném pao (gần giống như ném còn của người Thái) chỉ khác là quả còn hình tròn, còn quả pao hình vuông. Trong hội thi ném pao, hai bên có cá cược bằng chính vật dụng trên người như vòng tay, vòng cổ, khăn, thậm chí cả quần áo. Sau hội, cả hai bên đều rất vui nhộn, thân mật với nhau. Ngoài hội ném pao còn có thi đẩy gậy, đi cà kheo, đánh cầu lông…, Riêng trò chơi đánh cầu lông mà quả cầu tự chế khá nặng, bên thua phải mang một bó củi sau lưng (nặng khoảng 10 kg), nếu thắng lại đổi cho bên thua phải mang trong thi đấu. Nay trò chơi này đã vắng bóng bởi đã có chơi cầu lông thông thường khá phổ biến.

Trong dịp Tết, người Mông cũng thường mời nhau đến nhà và đi thăm, chúc tết các gia đình thông gia, bạn bè. Trai gái thì tổ chức hội Gầu Tào để cùng hát giao duyên, tỏ tình bằng các làn điệu Cự Xưa, Lù Tẩu… cùng thổi khèn mời bạn xa đến. Nhiều đôi trai gái nên vợ chồng nhờ hội Gầu Tào này. Do ngày nay trai gái có dịp giao lưu nhiều hơn, các hủ tục như thách cưới giảm nhiều nên tục “cướp vợ” ở người Mông Kỳ Sơn cũng không còn nữa. Cùng với xu hướng đó, việc trai gái Mông mặc trang phục dân tộc trong các dịp lễ, tết cũng vắng dần. Lên miền Tây vào dịp lễ, tết khó gặp được thanh niên nam nữ các dân tộc ăn mặc theo phong tục truyền thống. Đây cũng là điều đáng buồn cần được ngành Văn hóa quan tâm.

Phong tục tết của người Nùng

Ngày đầu xuân người Nùng ở Tân Nguyên thường chọn ngày đẹp để lên đồi, xuống ruộng lao động sản xuất trong khí thế của mùa xuân mới tràn đầy niềm tin và hy vọng năm mới mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, thóc lúa đầy nhà, lợn đầy chuồng, mọi người mạnh khoẻ, bình an vô sự.




Chuẩn bị mâm cơm cúng chiều 30 tết.
Già làng Vi Đức Minh, thôn Đèo Thao, xã Tân Nguyên (Yên Bình) cho biết: Tết nguyên đán của đồng bào dân tộc Nùng chuẩn bị rất đầy đủ, chu đáo. Sau một năm trời làm việc vất vả, đây là dịp mọi người nghỉ ngơi, vui chơi, thăm hỏi và chúc tụng nhau những điều tốt lành. Các gia đình tụ họp bên bếp lửa hồng, cùng nhau chuyện trò bàn bạc và đánh giá thành quả của gia đình trong năm qua và bàn cách làm ăn trong năm tới.
Phong tục ăn tết của người dân tộc Nùng gần giống như người kinh. Người Nùng không làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên trời vào ngày 23 tháng chạp như người Kinh nhưng không vì thế mà người Nùng sửa soạn ngày tết kém rôm rả. Từ ngày 28 và 29 tháng Chạp, các gia đình rộn ràng làm các loại bánh để chuẩn bị cho những ngày tết. Ngày 30 tết là ngày quan trọng và đặc biệt nhất trong năm nên từ sáng sớm việc vệ sinh nhà cửa và đồ dùng trong nhà được mọi thành viên trong gia đình thực hiện rất khẩn trương.
Buổi chiều 30 tết, các thành viên trong gia đình đều tất bật chuẩn bị cho mâm cơm cúng tổ tiên và bữa cơm tất niên. Một thứ không thể thiếu trong mâm lễ cúng của người Nùng là món thịt gà sống thiến. Gà sống thiến thể hiện sự ấm no, sung túc của đồng bào dân tộc Nùng. Con gà này phải nuôi riêng từ trước tết vài tháng và cho ăn toàn bằng thóc. Các món khác không thể thiếu mà các gia đình tự làm là bánh chè lam, bánh lẳng, cơm lam. Bánh lẳng là món ăn được nhiều người ưa thích được làm cầu kỳ, trong suốt như mật ong, khi ăn được chấm với mật, mật được đun từ đường phên hoặc mật ong.
Tối 30, mọi gia đình tập trung làm cơm lam, bánh chè lam; thanh niên đến chơi tập trung ở một số nhà, sau đó đến khuya thì về nhà đón giao thừa. Đúng giao thừa, mọi nhà đều thắp hương và mở cửa để lộc vào nhà. Tùy theo từng dòng họ mà cách bài trí bàn thờ tổ tiên trong ngày tết cũng khác nhau nhưng nhìn chung là có gà, bánh chưng, mâm ngũ quả, bánh kẹo các loại và cây kim ngân làm bằng giấy màu vàng có hoa và hai cây mía thẳng và đẹp buộc đứng hai bên bàn thờ.
Sáng mùng một tết các gia đình dạy sớm làm mâm cơm cúng tổ tiên, mời tổ tiên ăn cỗ mừng năm mới và xin tổ tiên phù hộ cho con cháu, cho dòng tộc được hưởng mọi sự tốt lành. Người Nùng có tục mừng tiền cho các thành viên trong gia đình và cho trẻ con các nhà hàng xóm, bạn bè.
Trong những ngày tết, mỗi nhà thay phiên nhau làm cỗ, tụ họp anh em, gia đình, uống rượu và chúc nhau một năm dồi dào sức khỏe, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt. Thông thường đồng bào dân tộc Nùng tổ chức hoá vàng vào ngày mùng 2 tết. Các gia đình từ 3 - 4 giờ sáng đã đi lấy nước để đun pha trà và làm cơm cúng sớm để cầu nhiều điều may mắn sẽ đến trong năm mới.
Ngày đầu xuân người Nùng ở Tân Nguyên thường chọn ngày đẹp để lên đồi, xuống ruộng lao động sản xuất trong khí thế của mùa xuân mới tràn đầy niềm tin và hy vọng năm mới mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, thóc lúa đầy nhà, lợn đầy chuồng, mọi người mạnh khoẻ, bình an vô sự.

Phong tục tết Thanh Minh của người Sán Dìu

Tháng ba, tiết trời dịu nhẹ pha cái rét hanh hao như muốn nhắc trời còn xuân. Tháng ba cũng là tháng diễn ra nhiều ngày lễ truyền thống của Việt Nam: Tiệc mùng ba tháng ba thơm mùi bánh trôi “bảy nổi, ba chìm”, rồi ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba gợi nhắc con người nhớ về quê cha đất Tổ; và không thể quên ngày Tết Thanh minh mà đại thi hào Nguyễn Du đã viết:

“Thanh minh trong tiết tháng Ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh

Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân”




Cụ Nguyễn Thị Sinh làm bánh cúng tổ tiên trong ngày thanh minh. Ảnh Trang Linh


Ngày Tết Thanh minh người Việt thường đi tạ mộ (tảo mộ) để tưởng niệm hương hồn người đã khuất và sửa sang phần mộ vốn được coi là “nhà cửa” của tổ tiên và người thân. Việc chăm sóc, cúng bái nơi phần mộ thể hiện nét văn hóa tâm linh, phong tục tập quán của từng dân tộc. Nếu người Kinh ở một số nơi thường đi tảo mộ vào dịp cuối tháng Chạp với ý nghĩa mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu; thì người Sán Dìu lại đi tảo mộ vào đúng dịp thanh minh ghi trong lịch âm để mong tổ tiên phù hộ cho con cháu sáng tỏa. thông minh như ý nghĩa của hai từ “Thanh minh”. Tùy vào từng năm, ngày Tết Thanh minh sẽ xê dịch khác nhau, nhưng thường rơi vào tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch. Đồng bào Sán Dìu rất coi trọng ngày Tết Thanh minh và tổ chức khá linh đình với nghi lễ mang bản sắc rất riêng. 

Chúng tôi tìm về thôn Bảo Phát, xã Hợp Châu (Tam Đảo) - nơi đa số là người dân tộc Sán Dìu sinh sống để tìm hiểu bản sắc riêng ấy trong ngày Tết Thanh minh. Cụ Lưu Đình Phong, một cao niên người Sán Dìu trong thôn đã kể cho chúng tôi nghe về ngày lễ của đồng bào mình với niềm tự hào và thành kính. Theo lời cụ, người Sán Dìu Tam Đảo có phong tục “nhất táng thiên thu” (người chết chỉ chôn một lần, không cải táng như phong tục của người Kinh), do vậy, việc chăm sóc “nhà cửa” của tổ tiên, ông bà, cha mẹ hàng năm rất được coi trọng. Dịp thanh minh hàng năm sẽ có một ngày chính (năm nay là ngày 14-3 âm lịch), trước hoặc sau 3 ngày (lấy ngày chính hội làm mốc), người Sán Dìu sẽ tụ họp con cháu đi tảo mộ. Trước ngày đi tảo mộ, người nhà đi kiếm lá lau xau trên rừng, chém nhỏ mang ngâm lấy nước, bỏ bã. Lấy một con dao cùn, nung đỏ rồi nhúng vào nước ngâm lá lau xau. Vo gạo nếp, để khô rồi ngâm gạo vào nước lá lau xau đã đun sôi. Sau đó lấy gạo đó mang đồ xôi. Xôi sẽ có màu đen, gọi là xôi đen. Nhưng ngày nay, lá lau xau rất khó kiếm nên người Sán Dìu đã thay bằng xôi đỗ. Có gia đình thì kỳ công lên rừng kiếm trứng kiến về thổi xôi trứng kiến để cúng tổ tiên với ngụ ý là mong muốn được con đàn cháu đống.

Mộ của người Sán Dìu thường không tập trung, có những mộ ở rất xa nên việc tảo mộ có thể mất cả ngày, thậm chí 2 ngày mới xong. Đến mỗi ngôi mộ, người Sán Dìu sẽ dọn sạch cỏ dại, đắp lại đất cho gọn gàng hoặc quét lại vôi cho mới. Sau đó treo 5 cán cờ nhỏ có dán giấy hình nhân với màu sắc rực rỡ ở 4 góc mộ và chính giữa mộ. Mộ nào có nhiều cờ hình nhân treo lên 5 cán thì chứng tỏ người đó có đông con, đông cháu. Mâm cơm cúng của người Sán Dìu ở mộ gồm có 5 nắm xôi, 5 con cá trôi trắng nướng, 5 chén rượu. Người già nhất trong gia đình sẽ đọc bài cúng thể hiện sự thành kính và cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu có cuộc sống khỏe mạnh, đủ đầy. Khi hương tàn, tất cả mọi người ngả mâm quây quần cùng ăn ngay tại mộ, chuyện trò vui vẻ như muốn tri ân cùng người quá cố.

Ngày tảo mộ thì có thể trước, sau 3 ngày; nhưng đến ngày chính thanh minh thì mỗi gia đình lại tập trung con cháu làm cơm cúng tại nhà. Tại bàn thờ gia tiên thì cúng gà, xôi, rượu và bánh. Trong ngày này, ngoài bánh trôi như người Kinh thì Người Sán Dìu còn có khá nhiều loại bánh đặc sắc như: bánh “nép cóc phô” (gần giống như bánh xủi cảo, nhưng thay nhân thịt là nhân đỗ), bánh chấy (giống bánh trôi nhưng không có nhân và bao đường bên ngoài)...

Tết Thanh minh tuy là tết nhỏ, nhưng nó mang ý nghĩa lớn là sự báo hiếu đối với những người đã khuất trong dòng họ, là dịp biết ơn và ôn lại lai lịch của các thành viên, cũng là dịp để cao niên trong họ truyền lại cho con cháu đời sau ghi nhớ đến phần mộ của ông bà, tổ tiên. Đây cũng là nét đẹp mang bản sắc của người Sán Dìu cần được gìn giữ và lưu truyền cho muôn đời sau.

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Những lễ giáng sinh trên thế giới

Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel hay Christmas là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra đời, theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo.
Trên thế giới nhiều quốc gia xem ngày này như ngày nghỉ lễ chính thức với nhiều sự kiện và hoạt động được tổ chức. Trải dài từ bắc bán cầu đến nam bán cầu, mặc cho tuyết phủ trắng xoá như ở Mỹ hay mùa đông nóng bỏng như Australia các thành phố đều khoác lên diện mạo rực rỡ với hàng ngàn ánh đèn cùng với nhiều cây thông được trang trí đẹp mắt và hình tượng ông già Noel đi khắp nơi phát quà cho trẻ em.

Đối với những quốc gia châu Âu hay châu Mỹ, Giáng Sinh là ngày mọi người tụ tập quay quần bên gia đình và người thân, những buổi tiệc tùng kéo dài cho đến năm mới. Còn đối với những quốc gia châu Á, mặc dù Giáng Sinh không phải ngày lễ chính thức nhưng dần cũng được coi là ngày lễ chung, là dịp sinh hoạt văn hoá cộng đồng nhộn nhịp. Đặc biệt những đôi tình nhân hay chọn ngày này để tỏ tình hay tặng quà cho nhau thể hiện tình cảm.
Kỷ lục cây thông Noel lớn nhất thế giới hiện tại đang thuộc về cây thông nổi trên hồ Rodrigo de Freitas tại thành phố Rio de Janeiro ở Brazil. Hàng năm tại đây đều tổ chức sự kiện kỷ niệm ăn mừng Giáng sinh bằng những màn pháo hoa hoành tráng. Năm nay là năm thứ 19 liên tiếp sự kiện được diễn ra với chủ đề“Ánh sáng Giáng sinh”.
Hãy khám phá sự khác nhau về văn hoá ở các quốc gia trên thế giới trong ngày lễ Giáng sinh qua Infographic dưới đây. Chúc các bạn một lễ Giáng sinh an lành và ấm áp.
Lễ Giáng sinh trên thế giới



Lễ Giáng sinh trên thế giới
Cập nhật: 23/12/2014

12 điều cần biết về Giáng Sinh

Cứ mỗi mùa Giáng Sinh tới là câu hỏi "Ông già Noel có thật hay không" lại được nhắc tới nhiều hơn.

Những điều thú vị về ông già Noel và tuần lộc

Để phần nào đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên, kênh YouTube PBS Studios chuyên cung cấp các video có nội dung giáo dục vừa ra mắt video với tên gọi "Is Santa Real?", tạm dịch là "ông già Tuyết có thật không?".

12 sự thật về Giáng Sinh, ông già Noel và tuần lộc
Trong video của PBS Studios, họ đã đi phân tích và tìm ra được nhiều kiến thức khoa học để chứng minh về ông già Noel, cung cấp một số sự thật thú vị về Noel và những chú tuần lộc trong đoàn xe kéo của ông. Dưới đây là một số thông tin đó:

1. Cách trang trí truyền thống là thắp nến trực tiếp trên cây thông Noel

Nhà khoa học, sáng chế nổi tiếng người Mỹ Thomas Edition đã giới thiệu đèn trang trí Giáng Sinh ra toàn thế giới vào năm 1880. Ít ai biết rằng trước đó, con người thường sử dụng nến để thắp trực tiếp lên cây thông Noel và điều này thực sự nguy hiểm.
12 sự thật về Giáng Sinh, ông già Noel và tuần lộc

2. Đèn trang trí Giáng Sinh sẽ luôn bị rối dù cho bạn có cất giữ chúng cẩn thận như thế nào đi chăng nữa

Điều này được các nhà khoa học giải thích rằng, những đoạn dây có độ dài hơn 2 mét trở lên thường dễ bị rối hơn nhiều những đoạn dây ngắn hơn.

3. Đoàn tuần lộc của ông già Noel đều là "cái"

Những hình ảnh tượng trưng về đoàn tuần lộc của ông già Noel đều thấy có sự xuất hiện của nhiều nhánh sừng trên đầu.Theo nghiên cứu, những con tuần lộc đực thường rụng sừng vào mùa đông trong khi những con cái thì không như vậy. Do đó, khả năng cao những con tuần lộc trong đoàn kéo của ông già Noel đều là những con cái.
7 sự thật về Giáng Sinh, ông già Noel và tuần lộc

4. Tuần lộc không thể bay nhưng lại biết bơi

Dù cho những con tuần lộc có thể không bay được nhưng chúng vẫn có thể bơi được dễ dàng dưới nước nhờ vào lớp da dày.

5. Một số con tuần lộc có mũi đỏ

Trong những bộ phim hoạt hình về ông già Noel và đoàn tuần lộc, chúng ta thấy những con tuần lộc có những chiếc mũi đỏ rất xinh và thực tế đã chứng minh có như vậy. Đó là bởi các mạch máu ở dưới mũi đang tích cực làm ấm và điều chỉnh lại nhiệt độ cơ thể cho những con tuần lộc.
12 sự thật về Giáng Sinh, ông già Noel và tuần lộc

6. Phải di chuyển với tốc độ 2.092km/giây, ông già Noel mới có thể phát quà cho trẻ em trên toàn thế giới trong đêm Giáng Sinh.

Nếu như ông già Tuyết có thật thì ông cũng phải vượt qua khá nhiều trở ngại và gian nan.

7. Lý thuyết về cơ học lượng tử chắc chắn là một trong những trở ngại lớn nhất mà ông già Noel khó có thể vượt qua được ở thế giới hiện đại.

8. Ông già Noel có đến từ Bắc Cực?

Nhiều người nghĩ ông già Noel được bắt nguồn từ các nước Bắc Âu gần vùng Bắc Cực lạnh giá. Thực tế hình ảnh ông già Noel được mô tả theo Thánh Nicolas, 1 vị thánh nhân từ rất được yêu quý ở Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1809 nhà văn Washington Irving đã miêu tả Thánh Nicolas bay trên không trung đi phát quà. Năm 1823 ông già Noel có thêm chiếc xe tuần lộc kéo trong một câu chuyện thần thoại của nhà văn Clement Clarke Moore (Cuộc viếng thăm của thánh Nicolas). Vì thế ngày nay người ta chấp nhận ông già Noel là hóa thân của thánh Nicolas ở thành Myra (Thổ Nhĩ Kỳ).

9. Tại sao lại là bộ đồ màu đỏ?

12 sự thật về Giáng Sinh, ông già Noel và tuần lộc
Ông già Noel luôn mặc bộ đồ màu đỏ và bộ râu trắng. Nhiều người cho rằng có hình ảnh này là do một chiến dịch quảng cáo của hãng Coca Cola vào năm 1930 (mẫu quảng vẽ ông già Noel mặc bộ đồ đỏ, cầm một chai Coca Cola). Nhưng thực tế bộ quần áo màu đỏ bắt nguồn từ bộ lễ phục giám mục của thánh Nicolas ở thế kỷ 4.

10. Tại sao có 9 con tuần lộc?

Ban đầu cỗ xe bay của ông già Noel gồm có 8 chú tuần lộc, xếp thành 2 hàng. Vào một đêm Giáng sinh, ông già Noel gặp khó khăn trong việc tặng quà cho các em nhỏ vì bầu trời giá rét đầy sương mù. May sao khi ấy, ông phát hiện ra Rudolph - một chú tuần lộc có chiếc mũi đỏ phát sáng. Vậy là ông già Noel cho Rudolph dẫn đầu đoàn xe kéo của mình. Chính nhờ chiếc mũi đỏ phát sáng của chú tuần lộc đã giúp ông hoàn thành nhiệm vụ đêm Noel. Từ đó có 9 con tuần lộc. Theo truyền thuyết chúng bay được vì ông già Noel cho ăn bột ngô và yến mạch thần kỳ.

11. Ông già Noel làm "trộm".

Tại sao ông già Noel không bước vào cửa chính mà lại cứ phải chui vô ống khói giống trộm vậy nhỉ? Vì ông chỉ đi ban đêm thôi, mà đêm thì mọi người ngủ hết rồi, cửa nẻo khóa kỹ hết chỉ còn mỗi cái ống khói là chui vô trong được. Hơn nữa cỗ xe bay của ông đáp trên mái nhà có vẻ dễ dàng hơn là trên mặt đất.

12. Tại sao quà để vào tất?

12 sự thật về Giáng Sinh, ông già Noel và tuần lộc
Đêm Noel, trẻ em thường treo những chiếc tất ở cuối giường chờ ông già Noel đến tặng quà. Tại sao lại thế nhỉ? (Tất khá dơ mà!). Chuyện kể rằng lúc còn sống thánh Nicolas (sau này là ông già Noel) vì thương tình ba cô con gái đến tuổi lập gia đình nhưng không chàng trai nào chịu lấy vì quá nghèo. Vào một đêm mùa đông, ngài ném 3 đồng tiền vàng vào ống khói nhà các cô gái, vô tình chúng rớt vào các đôi bít tất mà họ hong bên lò sưởi. Từ đó có tục trẻ em treo bít tất để được nhận quà.

Truyền thuyết về những con ác quỷ trong Noel

Mụ phù thủy Frau Perchta, ác quỷ Krampus... là những sinh vật ma quỷ đáng sợ trong Giáng sinh.
Phong tục của nhiều nước trong dịp lễ Giáng sinh là luôn khuyến khích các em nhỏ làm việc tốt để có thể nhận quà từ ông già Noel. Bên cạnh đó, nó cũng có ý răn đe các em nhỏ rằng chúng sẽ phải nhận hình phạt vì hành vi xấu của mình.

Các nhân vật xuất hiện trong những câu chuyện kể Giáng sinh không chỉ có ông già Tuyết nhân hậu mà còn có cả những nhân vật phản diện - con ma quỷ luôn khiến trẻ em phải kinh sợ, trở nên ngoan ngoãn hơn. Những nhân vật phản diện này xuất hiện với nhiều cái tên, hình ảnh và ở các địa danh khác nhau...

1. Chú mèo Giáng sinh

Mèo Yule hay chú mèo Giáng sinh là một con quái vật xuất hiện trong văn hóa dân gian Iceland. Mèo Yule được miêu tả rất lớn và xấu xa, chúng hay ẩn nấp ở những vùng nông thôn đầy tuyết trong dịp lễ Giáng sinh và ăn thịt ai không có quần áo mới để mặc trước lễ Giáng sinh.
Theo phong tục của nhiều gia đình Iceland, người nào hoàn thành công việc đúng thời gian quy định sẽ được trả tiền để mua quần áo mới cho lễ Giáng sinh, còn những người lười biếng thì không.
Mèo Yule hay chú mèo Giáng sinh là một con quái vật xuất hiện trong văn hóa dân gian Iceland. Mèo Yule được miêu tả rất lớn và xấu xa, chúng hay ẩn nấp ở những vùng nông thôn đầy tuyết trong dịp lễ Giáng sinh và ăn thịt ai không có quần áo mới để mặc trước lễ Giáng sinh.
Để khuyến khích trẻ em làm việc chăm chỉ, cha mẹ thường kể câu chuyện về mèo Yule và nói rằng, Yule luôn biết đứa trẻ nào lười biếng để ăn thịt các em. Nỗi sợ bị mèo Yule ăn thịt được người dân Iceland coi như một động lực giúp nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong công việc thu hoạch mùa vụ trước Giáng sinh.
Đồng thời, nó như một lời nhắc nhở trẻ em chăm chỉ phụ giúp cha mẹ để có nhiều quần áo mới. Vì thế, không mấy ngạc nhiên khi nhiều người ghi nhận cư dân Iceland luôn bỏ nhiều thời gian để làm việc hơn người châu Âu khác.

2. Mụ phù thủy Frau Perchta

Những câu chuyện kể ở Đức và Áo đã khắc họa chân dung của một phù thủy có tên là Frau Perchta. Bà là người có quyền "ban phát" những phần thưởng và cả sự trừng phạt trong vòng 12 ngày trong suốt dịp lễ Giáng sinh.
Những câu chuyện kể ở Đức và Áo đã khắc họa chân dung của một phù thủy có tên là Frau Perchta. Bà là người có quyền "ban phát" những phần thưởng và cả sự trừng phạt trong vòng 12 ngày trong suốt dịp lễ Giáng sinh.
Frau Perchta còn được biết đến nhiều hơn với sở thích trừng phạt người gây ra tội lỗi bằng phương pháp quái đản. Đó là tách cơ quan nội tạng của họ ra ngoài cơ thể và thay thế chúng bằng rác.
Câu chuyện của Perchta được cho là có nguồn gốc từ một nữ thần huyền thoại Alpine - nữ thần của tự nhiên, người luôn ẩn mình trong rừng suốt cả năm và chỉ giao tiếp với con người trong dịp Giáng sinh. Nữ thần sẽ luôn quan sát mọi hành động của con người trong suốt một năm và trừng phạt ai gây ra nhiều tội lỗi trong dịp lễ Giáng sinh này.

3. Người quét ống khói Zwarte Piet

Zwarte Piet hoặc còn gọi là Peter đen là người phụ tá của ông già Noel trong các câu chuyện kể ở Hà Lan. Mặc dù không phải là quái vật nhưng ông là người sẽ trừng phạt những ai có thái độ xấu hay cư xử không tốt trong dịp lễ Giáng sinh.
Zwarte Piet hoặc còn gọi là Peter đen là người phụ tá của ông già Noel trong các câu chuyện kể ở Hà Lan. Mặc dù không phải là quái vật nhưng ông là người sẽ trừng phạt những ai có thái độ xấu hay cư xử không tốt trong dịp lễ Giáng sinh.
Nhiều tài liệu ghi lại cho rằng, vào khoảng thập niên 1850, các trẻ em không ngoan thường bị dọa, Zwarte Piet sẽ bắt cóc các em rời khỏi bố mẹ và đem qua đất nước Tây Ban Nha xa xôi. Ông được miêu tả với hình dạng to lớn cùng gương mặt đen kịt như than.
Bên cạnh đó, nhiều phiên bản khác kể rằng, ông là một người quét ống khói nên ông mới có một gương mặt đen kịt như vậy.

4. Ông già cau có Belsnickel

Belsnickel là nhân vật nam trong các câu chuyện truyền thuyết ở miền Tây Nam nước Đức. Vào khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước lễ Giáng sinh, các Belsnickel thường xuất hiện trước các ngôi nhà và hù dọa trẻ em, đặc biệt là những đứa thích đùa nghịch và không nghe lời cha mẹ.
Ông thường ăn mặc rách rưới, dơ bẩn cùng vẻ mặt cau có, độc đoán. Trên tay ông lúc nào cũng cầm một cây gậy, cành cây khô như để sẵn sàng đánh những đứa trẻ hư.
Belsnickel là nhân vật nam trong các câu chuyện truyền thuyết ở miền Tây Nam nước Đức. Vào khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước lễ Giáng sinh, các Belsnickel thường xuất hiện trước các ngôi nhà và hù dọa trẻ em, đặc biệt là những đứa thích đùa nghịch và không nghe lời cha mẹ.
Có những phiên bản khác kể rằng: để kiểm tra sự trung thực cũng như hành động của trẻ em, ông thường yêu cầu chúng hát hoặc trả lời câu hỏi. Nếu ngoan, ông sẽ ném kẹo xuống đất, còn gặp phải đứa trẻ hư, chúng sẽ không thoát khỏi cây gậy của ông.
Dù chúng không hề bị thương nhưng luôn cảm thấy sợ hãi và cố gắng trở nên ngoan ngoãn hơn để được nhận quà từ ông già Noel vào đêm Giáng sinh. Truyền thống những đứa trẻ cố gắng ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ này cũng tồn tại trong một vài khu vực khác ở Newfoundland (Canada) hay một số cộng đồng người Brazil ở bang Santa Catarina.

5. Ác quỷ Krampus

Krampus có nghĩa là “móng vuốt”, và loài sinh vật này được miêu tả có vẻ ngoài là một con ma quỷ. Sinh vật này có nguồn gốc trong văn hóa dân gian Đức
Krampus có nghĩa là “móng vuốt”, và loài sinh vật này được miêu tả có vẻ ngoài là một con ma quỷ. Sinh vật này có nguồn gốc trong văn hóa dân gian Đức, tuy nhiên, ảnh hưởng của nó đã lan rộng vượt xa biên giới Đức, sang tận Áo, Hungary, Slovenia...
Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó đã lan rộng vượt xa biên giới Đức, sang tận Áo, Hungary, Slovenia...
Ác quỷ Krampus là bản sao đối lập với ông già Noel, có nhiệm vụ đánh và trừng phạt tất cả những đứa trẻ không ngoan. Khi phát hiện ra những đứa trẻ hư, Krampus sẽ bắt chúng bỏ vào trong túi và mang đến hang ổ của mình. Ở đó, ông sẽ đưa ra nhiều sự trừng phạt đáng sợ. Bởi vậy mà bất cứ đứa trẻ nào cũng sợ Krampus nên phải ngoan ngoãn hơn.

Tour du lịch Tây Bắc: Sapa-Điện Biên mùa Noel (4 ngày 5 đêm)

Một lần trải nghiệm vùng đất Tây Bắc của Tổ Quốc, Cảm nhận chung là hùng vỹ. Những cung đường, những con người tạo nên một nét Tây Bắc rất riêng. Ai cũng thấy nao lòng khi thấy những ruộng bậc thang trùng trùng, điệp điệp, thấy những ngọn đèo uốn lượn quanh co, thấy những con người chân chất hiền hòa.

Vẻ đẹp kỳ diệu khiến du khách không đành lòng dừng chân cứ mải mê khám phá. Lần theo những con đèo triền núi đưa ta đến những nếp nhà sàn xinh xắn, đâu đó tiếng cười nói của người con gáI Thái lảnh lót vang vang bên bờ suối….cứ đưa bước chân lần tới mà những gì hiện ra trước mắt khiến ta như lạc vào chốn thần tiên. 

CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TÂY BẮC  MÙA NOEL

HÀ NỘI- LÀO CAI- ĐIỆN BIÊN-SƠN LA

THIÊN ĐƯỜNG SAPA-HÀO HÙNG ĐIỆN BIÊN-THIÊN NHIÊN SƠN LA

Thời gian: 04 Ngày 05 Đêm

Phương tiện: Đi, về bằng ô tô và máy bay

Lưu trú: Khách sạn 3 sao 
Ngày khởi hành: NGÀY 23/12 



ĐÊM 01: TP.HCM- HÀ NỘI (Ăn sáng, trưa, chiều) 23/12


20h00: Hướng dẫn viên Tour du lịch Tây Bắc mùa Noel đón Quý Khách tại sân bay Tân Sơn Nhất để làm thủ tục đáp chuyến bay dự kiến xuất phát lúc 21h45 khởi hành ra Hà Nội.
23h00: Quý Khách đến Nội Bài, Xe sẽ đưa Quý Khách về Khách Sạn, nghỉ ngơi
Nghỉ đêm tại Hà Nội

NGÀY 01: HÀ NỘI- SAPA (Ăn sáng, trưa, chiều) 24/12

06h30: Quý Khách Tour du lịch Tây Bắc mùa Noel trả phòng, dùng bữa sáng

07h30: Khởi hành lên đường Cao Tốc Hà Nội- Lào Cai để bắt đầu hành trình chinh phục Sapa. Hành trình có tính trải nghiệm khác với các cung đường Tây Bắc ta thường gặp bởi sự thay đổi của cơ sở hạ tầng. Quý Khách được chiêm ngưỡng ruộng bậc thang Sapa- Một thắng cảnh tự nhiên lọt vào top cảnh đẹp của thế giới do báo chí nước ngoài bình chọn

11h30: Quý Khách đến với thị trấn xinh đẹp Sapa. Thưởng thức bữa ăn trưa trong không khí se lạnh và những dải sương mù thoắt ẩn, thoắt hiện trong tầm mắt
12h30: Quý Khách Tour du lịch Tây Bắc mùa Noel  nhận phòng, nghỉ ngơi

14h00: Khởi hành tham quan Núi Hàm Rồng. Nơi Quý Khách cảm nhận sự giao thoa giữa trời và đất giữa mây và sương mù. Chiêm ngưỡng những đóa lan tươi sắc trong vườn Lan, ngắm cảnh đỉnh Phanxipang trong làn sương mù, hay vườn 12 con giắp ẩn mình trong những phiến đá ngộ nghĩnh. Tham quan chậu hoa ghép chữ Sapa lãng mạn. Quý Khách có thể chinh phục đỉnh sân mây nơi có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh Sapa từ vị trí không thể tuyệt vời hơn. Thưởng thức những điệu múa xoan, xòe, hát của những người dân tộc Thái.
17h30: Quý Khách dùng bữa tối.

Buổi tối Quý Khách tự do tham quan Thị Trấn Sapa về đêm với những quán nướng từ bình dân đến cao cấp, ngắm Nhà Thờ Đá Sapa về đêm…với những hoạt động trang hoàng đón mùa noel trên đất lạnh
Nghỉ đêm tại Sapa

NGÀY 02: SAPA- ĐÈO Ô QUY HỒ- ĐIỆN BIÊN (Ăn sáng, trưa, chiều)25/12

07h00: Quý Khách Tour du lịch Tây Bắc mùa Noel  trả phòng, dùng điểm tâm sáng

08h00: Khởi hành đến Điện Biên Phủ- Mảnh đất hào hùng trong hàng triệu con tim người Việt Nam. Trên đường Quý Khách ghé tham quan Thác Bạc – Một sự mượt mà hấp dẫn của du lịch Sapa. Địa danh đã đi vào câu thơ truyền miệng để nhớ đến Sapa “Sapa: Thác Bạc, Cầu Mây, có đào Bích Nhị ngất ngây lòng người” . 
Hành trình tiếp tục với Ô Quy Hồ- Một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam. Nhưng con đường đặc trưng của Tây Bắc hiện ra trong tầm mắt ẩn hiện sau những đám mây trắng xóa. Con đường ngoăn ngoèo nhưng không nguy hiểm mà hiện lên sự lãng mạn, bình yên.

11h00: Quý Khách Tour du lịch Tây Bắc mùa Noel  đến Phong Thổ - vùng đất hiếm hiện đang được Nhật Bản đầu tư khai thác quặng phóng xạ duy nhất ở Việt Nam. Đến Tam Đường, hiện nay được xây dựng là thành phố Lai Châu mới, thấy được sức trẻ trong một thành phố miền núi đang vươn mình phát triển. Dùng bữa trưa, nghỉ ngơi

12h30: Tiếp tục hành trình men theo dòng sông Đà hùng vỹ ngày ngày nước cuồn cuộn tuôn ra với biết bao công trình thủy điện lớn nhỏ. Chiêm ngưỡng Thị Xã Mường Lay nẵm khép mình bên dòng sông Đà
16h00: Đến Thành Phố Điện Biên, Quý Khách nhận phòng, nghỉ ngơi.

17h00: Quý Khách lên xe tham quan tượng đại chiến thắng điện biên nằm hiên ngang trên đỉnh đồi D1. Nơi ngắm phong cảnh thành phố Điện Biên và thung lương lớn nhất Miền Bắc Mương Thanh- Cũng là chứng nhân cho một chiến thắng vang dội của Quân và Dân ta.
18h30: Quý Khách dùng bữa tối, tự do tham quan Thành Phố Điện Biên về đêm
Quý Khách Tour du lịch Tây Bắc mùa Noel Nghỉ đêm tại Điện Biên

NGÀY 03: ĐIỆN BIÊN- MỘC CHÂU(Ăn sáng, trưa, chiều) 26/12

06h30: Quý Khách Tour du lịch Tây Bắc mùa Noel trả phòng, dùng bữa sáng

07h30: Khởi hành dọc theo thung lững Mường Thanh để đến với khu căn cứ chỉ huy trung tâm ngày trước, nơi Quân Đội ta bắt sống tướng Đờ Cát và kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng

08h30: Quý Khách Tour du lịch Tây Bắc mùa Noel Khởi hành đi Sơn La, trên đường đi Quý Khách cùng nghe thuyết minh về toàn bộ chiến dịch Điên Biên Phủ hào hùng năm xưa. Ghé tham quan di tích Ngã Bà Cò Nòi- Nơi 100 Thanh Niên Xung Phong tử nạn do chiến dích ném bom của thực dân pháp. Tiếp tục, Quý Khách chinh phục huyền thoại đèo Pha Đin- Một trong những con đường đèo dài nhất Việt Nam với tổng chiều dài lên đến 32km. Quý Khách có dịp tìm hiểu về những Đoàn quân năm xưa của Đại Tướng Võ Nguyễn Giáp di chuyển và tạo nên tiếng vang chói lọi trong lịch sử nước nhà cũng như trên toàn cầu. Quý Khách dừng chân chụp hình nơi hùng vỹ này

12h30: Quý Khách Tour du lịch Tây Bắc mùa Noel dùng bữa trưa dưới chân đèo Pha Đin tại địa phận của Sơn La

14h30: Tới Thành Phố Sơn La, Quý Khách tham quan chiêm ngưỡng Cây đào Tô Hiệu, nhà tù Sơn La gắn liền với nhà Cách Mạng nổi tiếng Tô Hiệu và những câu chuyện đầy cảm động bên cây Đào đặc biệt này
17h30:Tới Mộc Châu, Quý Khách ăn tối, nhận phòng, nghỉ ngơi. Buổi tối Quý Khách tự do tham quan Thị Trấn Mộc Châu  về đêm. Quý Khách Tour du lịch Tây Bắc mùa Noel Nghỉ đêm tại Mộc Châu

NGÀY 04: SƠN LA- MỘC CHÂU- HÀ NỘI (Ăn sáng, trưa, chiều )27/12

06h30:Quý Khách Tour du lịch Tây Bắc mùa Noel trả phòng, dùng bữa sáng


07h30: Khởi hành về Hà Nội trên đường Quý Khách dừng chân tham quan và thưởng thức những đồi chè bạt ngàn của Mộc Châu Đến cao nguyên Mộc Châu, nơi có những  cánh đồng: mận đào, cải, hoa ly theo mùa, thưởng thức sữa bò tươi Mộc Châu lập dựng từ những năm 60 thế kỷ trước với sự góp công lớn của những anh hùng lao động đầu tiên như anh hùng Hồ Giáo.
11h30: Ăn trưa tại Hòa Bình
17h00:  Quý Khách đến Hà  Nội  . Quý Khách Tour du lịch Tây Bắc mùa Noel dùng bữa tối nhận phòng, nghỉ ngơi. Tự do tham quan Hà Nội 36 phố phường về đêm

NGÀY 05: HÀ NỘI- HỒ CHÍ MINH (Ăn sáng)

05h00: Quý Khách Tour du lịch Tây Bắc mùa Noel trả phòng, khởi hành ra sân bay Nội Bài để làm thủ tục khởi hành về lại Tp. Hồ Chí Minh. Du lịch GOTOUR chia tay Quý Khách và hẹn ngày gặp lại. Kết thúc chương trình tham quan

GIÁ TRỌN GÓI ÁP DỤNG CHO KHÁCH LẺ GHÉP ĐOÀN

TIÊU CHUẨN

KHÁCH SẠN 3*

GIÁ TOUR

6.999.000 vnđ/Khách

Giá trên đã bao gồm vé máy bay khứ hồi

Giá tour giảm 150.000 VNĐ- Áp dụng cho khách đăng ký trước ngày 20/11/2015.

GIÁ TOUR BAO GỒM

  • Xe đời mới, máy lạnh cao cấp, đời mới chạy theo chương trình.
  • Hưóng dẫn viên suốt tuyến, nhiêt tình, có trách nhiệm.
  • Vé tham quan 1 lượt tại tất cả các điểm tham quan có trong chương trình.
  • Khách sạn tiêu chuẩn 2,3 sao, ngủ 2-3 -4 người/ phòng
    • Tại Sơn La: Nội, Công Đoàn
    • Tại Điện Biên: Him Lan, A1…
    • Tại Sapa: Bamboo, Eden…
    • Tại Hà Nội: ATS,..
    • Hoặc khách sạn khác tương đương.
  • Ăn 08 bữa chính 120.000 đ/bữa/ người, 
  • 05 bữa  Buffet sáng  tại khách sạn
  • Bảo hiểm du lịch tiêu chuẩn quốc tế.(mức đền bù tối đa là 20.000.000vnd/vụ).
  • Nước uống trên xe tiêu chuẩn 1 chai / người/  ngày.
  • Phí tổ chức điều hành du lịch.
  • Quà tặng, mũ du lịch.
  • Khăn lạnh phục vụ trên xe

GÍA TOUR KHÔNG BAO GỒM:

1.      Đồ uống (rượu, bia, nước ngọt...) trong các bữa ăn và suốt chương trình.
2.      Các chi phí cá nhân ( điện thoại, giặt là, mua sắm, thăm quan ngoài chương trình, ăn uống ngoài chương trình, giải trí...).
3.      Thuế giá trị gia tăng 10% (VAT). Nếu Quý Khách muốn lấy hóa đơn vui lòng liên hệ trước với GOTOUR
4.      Tiền thưởng  (Tip) cho lái xe, hướng dẫn viên (nếu có).
5.      Hành lý ký gửi.

GIÁ VÉ TRẺ EM:
+    Từ 01 – dưới 02 tuổi miễn phí.
+    Từ 02à04 tuổi :  Giá vé 2.000.000đ.
+    Từ 05 đến 09 tuổi: tính 75%  giá vé .
+    Từ 10 tuổi trở lên tính như giá vé người lớn.
(Tiêu chuẩn ½  vé: có suất ăn + vé tham quan + 01 ghế ngồi riêng và ngủ ghép chung phòng với gia đình). 
*LƯU Ý:
ü  Thứ tự các điểm tham quan trong chương trình có thể thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Nhưng không huỷ bỏ hoặc thay đổi mà không có sự thoả thuận với đoàn.
 


GOTOUR – CHẤP CÁNH NHỮNG ĐAM MÊ

Bài đăng phổ biến